5 đại dương (oceans) trên thế giới nè!

Nội dung về Vành đai Thái Bình Dương

"Vành đai Thái Bình Dương" là một mô tả về khu vực, không phải một nhóm hay tổ chức. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới do đó có rất nhiều các quốc gia giáp với nó, vì vậy các quốc gia này có thể được coi là một phần của khu vực.

Các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và được biết đến nhiều nhất ở Thái Bình Dương là Trung Quốc, Australia và Hàn Quốc. Hoa Kỳ, Canada và Mexico đều có đường bờ biển Thái Bình Dương do đó các nước này có thể được coi là một phần của khu vực.

Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận thương mại được kí kết vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, tại Auckland, New Zealand giữa 23 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương; nó sẽ có hiệu lực nếu tất cả các quốc gia kí kết phê chuẩn nó trong vòng 02 năm.

Thỏa thuận nhằm giảm hoặc loại bỏ một loạt các mức thuế thương mại và nhằm mục đích cung cấp một nền tảng hội nhập khu vực rộng lớn hơn. 12 nước kí kết ban đầu là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Australia, Nhật Bản, Singapore, Chile, New Zealand, Peru, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Tuy nhiên, ngay từ năm đầu tiên nhậm chức, Tổng thống D. Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 1, tờ báo The Guardian đã đăng tin rằng thỏa thuận sẽ tiếp tục mà không có Hoa Kỳ. Thật vậy, ngày 11 tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hiệp định CPTPP đã được kí kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm các nước Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

BP - Gắn chặt với xây dựng chính quyền điện tử là việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Bên cạnh dịch vụ công trực tuyến, hiện nay nhà nước cũng triển khai nhiều dịch vụ công khác nhưng không phải trực tuyến, như công chứng, thừa phát lại... Vậy dịch vụ công là gì và có những đặc trưng nào? Nhà nước thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công ra sao?

Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.

Dịch vụ công có các đặc trưng: Thứ nhất, đó là các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Thứ hai, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp cung cấp hoặc ủy nhiệm việc cung cấp). Ngay cả khi nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung cấp thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. Thứ ba, là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân. Thứ tư, bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ.

Nhà nước thực hiện xã hội hóa dịch vụ công: Một là, chuyển giao việc cung cấp dịch vụ công cho khu vực tư. Đối với các dịch vụ công mà nhà nước không cần can thiệp hoặc can thiệp không có hiệu quả thì nhà nước có thể chuyển giao nhiệm vụ này cho khu vực tư, tức là cho phép các tổ chức trong khu vực tư tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công này. Hai là, huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân. Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân được thực hiện với hai phương thức cơ bản, gồm huy động kinh phí đóng góp của dân vào việc cung cấp dịch vụ công của các tổ chức nhà nước; động viên, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của các tổ chức và công dân vào quá trình cung cấp dịch vụ công, đa dạng hóa các hoạt động cung cấp dịch vụ công trên cơ sở phát huy công sức và trí tuệ của nhân dân như huy động chất xám, năng lực quản lý, công sức của người dân vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công.

Vành đai Thái Bình Dương (Pacific rim)

Vành đai Thái Bình Dương trong tiếng Anh là Pacific rim.

Vành đai Thái Bình Dương đề cập đến các quốc gia và thành phố nằm quanh bờ viền Thái Bình Dương. Vành đai Thái Bình Dương bao phủ bờ biển phía tây Bắc Hoa Kỳ, Nam Hoa Kỳ, bờ biển Australia, Đông Á và các đảo thuộc Thái Bình Dương. Phần lớn việc vận chuyển hàng hóa của thế giới đi qua khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhiều quốc gia ở vành đai Thái Bình Dương đã nhanh chóng hiện đại hóa nền kinh tế của họ trong những thập kỉ gần đây. Các quốc gia này có biệt danh là "Con hổ châu Á" hay "Con rồng châu Á" (bao gồm: Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan) và "Con hổ mới châu Á" (bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).