CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hiện nay do ai bổ nhiệm?
Tại Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Đồng thời, căn cứ Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ trình.
Căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ông Rustem Umerov sắp trở thành tân bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - Ảnh: ANADOLU
Tối 3-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo sẽ thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Rezniko, và người được chọn là ông Rustem Umerov, hiện là chủ tịch Quỹ Tài sản nhà nước Ukraine.
Ông Zelensky cho biết Quốc hội sẽ bỏ phiếu phê chuẩn ông Umerov cho vị trí bộ trưởng Quốc phòng trong tuần này. Theo tổng thống Ukraine, Quốc hội "biết rõ về ông Umerov và ông ấy không cần thêm bất kỳ lời giới thiệu nào".
Theo báo Guardian, ông Umerov là thành viên ưu tú của cộng đồng người Tatar ở Crimea. Ông đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán nhạy cảm với Nga.
Ông Umerov sinh ra ở Uzbekistan thời còn thuộc Liên Xô cũ, nơi gia đình ông đi lưu đày dưới thời lãnh tụ Nga Joseph Stalin. Sau đó gia đình ông chuyển tới Crimea (lúc còn thuộc Ukraine) vào những năm 1980 và 1990.
Ông Umerov theo đạo Hồi, từng khởi nghiệp kinh doanh viễn thông vào năm 2004 và được bầu vào Quốc hội năm 2019.
Tại Quốc hội, ông giữ chức đồng chủ tịch Diễn đàn Crimea, một nỗ lực ngoại giao quốc tế nhằm đảo ngược việc Nga sáp nhập bán đảo này vào năm 2014. Cộng đồng người Tatar chiếm 12-15% trong tổng số 2 triệu cư dân của Crimea.
Trong nhiều năm, ông đóng vai trò cố vấn cho nhà lãnh đạo người Tatar ở Crimea, ông Mustafa Dzhemilev.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea và mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2-2022, ông Umerov đã tham gia các cuộc đàm phán hậu trường với quan chức Nga, bao gồm trao đổi tù nhân cấp cao và sơ tán dân thường.
Ông Umerov là thành viên phái đoàn Ukraine đàm phán với Nga trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến và tham gia đàm phán thiết lập hành lang xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen.
Vào tháng 9 năm ngoái, ông Umerov được bổ nhiệm làm người đứng đầu Quỹ Tài sản nhà nước Ukraine.
(Bqp.vn) - Tiếp nối chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, chiều 22/10, tại Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào đã đồng chủ trì Hội đàm, ký kết văn kiện hợp tác giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa DCND Lào.
Tại hội đàm, hai bên đã tổng kết, đánh giá kết quả 05 năm hợp tác triển khai Nghị định thư giai đoạn 2020 - 2024 và đề ra mục tiêu, phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội đàm.
Phát biểu tại hội đàm, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, năm 2024 hai bên chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quân đội, tiêu biểu như: Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước; các hoạt động chào mừng kỷ niệm 75 năm Thành lập Quân đội nhân dân Lào, 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và sắp tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, qua 05 năm triển khai Nghị định thư về hợp tác quốc phòng giai đoạn 2020 - 2024, hai nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất, nhiều lĩnh vực vượt chỉ tiêu đề ra. Nổi bật là, quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Quân đội hai nước ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị hai bên thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc; hai bên đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng về tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa hai nước, hai dân tộc, đã có hơn 30 hoạt động kỷ niệm “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”; phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và bảo tồn, nâng cấp các công trình, di tích về quan hệ hai nước có giá trị. Trên diễn đàn đa phương, Quân đội hai nước luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau, đóng góp tích cực vào nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN.
Đại tướng Phan Văn Giang trao bức tranh lưu niệm tặng Đại tướng Đại tướng Chansamone Chanyalath
Các hình thức, cơ chế hợp tác ngày càng phong phú, lan tỏa sâu rộng hơn, như: Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cơ chế hợp tác thường niên giữa các cơ quan, đơn vị hai nước; an ninh, trật tự khu vực biên giới hai nước ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Bộ đội Biên phòng, lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới và các Quân khu giáp biên hai bên đã phối hợp duy trì sự ổn định của đường biên giới, mốc giới; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các văn kiện pháp lý đã được ký kết; duy trì hiệu quả hoạt động kết nghĩa cặp Đồn, Đại đội Bộ đội Biên phòng, cụm dân cư; góp phần quan trọng vào ổn định đời sống nhân dân địa phương, củng cố cơ sở an ninh, chính trị, hiện thực hóa tầm nhìn chung của lãnh đạo cấp cao về tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng hơn; hợp tác công nghiệp quốc phòng, kinh tế quốc phòng ngày càng có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả hơn...
Đại tướng Chansamone Chanyalath phát biểu tại hội đàm.
Tại hội đàm, Đại tướng Chansamone Chanyalath cám ơn Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đón tiếp đoàn trọng thị, thân tình, đồng thời đánh giá cao công tác chuẩn bị giao lưu. Đại tướng Chansamone Chanyalath nhấn mạnh, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần này tiếp tục khẳng định là mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc giữa hai nước, đồng thời là hoạt động mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, Quân đội, các địa phương và nhất là nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới của hai nước Việt Nam - Lào trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, thúc đẩy hợp tác thực chất, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, vì sự phồn vinh của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Đại tướng Chansamone Chanyalath tại hội đàm.
Thời gian tới, hai Bộ trưởng thống nhất tập trung vào một số nội dung hợp tác trọng tâm sau: Tăng cường hợp tác công tác Đảng, công tác chính trị, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục hiệu quả về lịch sử, ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, nhất là các sự kiện lớn của hai đất nước, hai Quân đội. Duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, như trao đổi đoàn cấp cao thường niên, Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và hợp tác thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị hai bên. Tăng cường hợp tác hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng, nhất là ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống; hợp tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ lẫn nhau, trong đó, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Lào tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi trong tìm kiếm, cất bốc, hồi hương liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Đại tướng Chansamone Chanyalath ký Nghị định thư hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2025 - 2029 và Kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước đã ký Nghị định thư hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2025 - 2029 và Kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Quốc phòng hai nước.