Việc quản lý, sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục bàn giao và việc quản lý, sử dụng nhà ở để phục vụ tái định cư?
Hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý
Theo quy định của khoản 2 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012:
“Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản…”.
Như vậy, luật chỉ ghi nhận duy nhất hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản. Luật đã loại trừ các hình thức thể hiện sự thoả thuận của các bên thông qua lời nói hoặc các hành vi cụ thể .
Vậy, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng lời nói (hay còn gọi là hợp đồng miệng) mà không lập thành văn bản thì sẽ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng thông tuân thủ điều kiện về hình thức sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó”.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý không được lập thành văn bản nhưng đảm bảo các điều kiện sau đây thì vẫn có thể coi như các bên đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản:
(i) Một bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ;
(ii) Cả hai bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ (một bên cung cấp dịch vụ tư vấn, một bên thanh toán tiền).
Về phía khách hàng, việc chứng minh đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ không khó vì dựa trên khoản tiền phí dịch vụ mà các bên đã thoả thuận và số tiền mà khách hàng đã thanh toán thì có thể đưa ra được một con số chính xác. Tuy nhiên, về phía tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, sẽ khó xác định thế nào là đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ. Bởi lẽ dịch vụ pháp lý là một dịch vụ tương đối đặc thù, rất khó định lượng được. Nó chỉ có thể xác định được khi có những căn cứ cụ thể hoặc là chứng minh được tổ chức hành nghề luật sư đã hoàn thành nghĩa vụ tư vấn của mình.
Chủ thể cung ứng dịch vụ pháp lý
Các chủ thể có thể cung ứng dịch vụ pháp lý: tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, văn phòng Thừa phát lại, Tổ chức trọng tài thương mại.
- Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Các tổ chức thông thường bao gồm: Văn phòng luật sư; Công ty luật.
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
- Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ, trọng tài có quyền phán quyết như tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡng chế thi hành. Đây là một cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại và được pháp luật quy định.
Khi tiếp nhận vụ việc theo yêu cầu của khách hàng hai bên phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan Tiến hành tố tụng và Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo Hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
Giới thiệu ngành Dịch vụ Pháp lý (Luật) TCSG
Nội dung chương trình đào tạo trung cấp ngành Dịch vụ Pháp lý (Luật) (Mã ngành: 5380201) Trường Trung cấp Sài Gòn (TCSG) trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản chuyên ngành luật và các kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức pháp luật giải quyết công việc,... Theo học ngành Dịch vụ Pháp lý (Luật) tại TCSG sinh viên được lĩnh hội được các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng, kiến thức chuyên môn về các ngành Luật. Phát hiện và giải quyết các vấn đề pháp luật thuộc các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hành chính, lao động, kinh doanh – thương mại, luật quốc tế, pháp luật về tố tụng. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể thực hiện được ngay các công việc như: Soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật, tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng, thực hiện đúng trình tự, thủ tục trong các tác nghiệp và vận dụng đúng các quy định của pháp luật trong công tác Tư pháp ở cơ sở; Tổ chức được các hoạt động thi hành án, công chứng, chứng thực, hộ tịch, bầu cử, quản lý địa giới hành chính,...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?
Hợp đồng dịch vụ: Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý: Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một quy định nào thể hiện thế nào là hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm như sau:
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một loại hợp đồng thuộc ngành dịch vụ nghề nghiệp, theo đó bên luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thuê luật sư, còn bên thuê luật sư phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận.
Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Bộ luật dân sự năm 2015 có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư. cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí , cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thoả thuận khác”.
Như vậy, Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng về phạm vi dịch vụ pháp lý mà Luật sư thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng dân sự, phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình sự và Luật Luật sư.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng
Nội dung Hợp đồng phải có các điều khoản cơ bản sau đây:
Bao gồm: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng; họ tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức hành nghề Luật sư, họ tên, chức vụ của người đại diện Tổ chức hành nghề Luật sư hoặc họ tên, địa chỉ, số điện thoại của Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Đây là phạm vi công việc mà Luật sư và khách hàng thỏa thuận như bào chữa cho ai, trong giai đoạn nào, thuộc vụ án nào; Luật sư sẽ thực hiện những công việc gì ?…
Trong vụ án hình sự, thời hạn thực hiện Hợp đồng phụ thuộc vào diễn biến của các giai đoạn tố tụng, vì vậy Luật sư không nên ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng theo ngày, tháng cụ thể. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng bằng ngày, tháng, năm cụ thể thì Luật sư cần giải thích để khách hàng hiểu và thống nhất trước khi ghi vào Hợp đồng. Việc xác định thời hạn thực hiện Hợp đồng nên ghi theo giai đoạn mà khách hàng mới Luật sư tham gia, ví dụ: “Kết thúc giai đoạn điều tra” hoặc “Kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm”.
Đây là một nội dung rất quan trọng nên Hợp đồng bắt buộc phải có các điều khoản về nội dung này. Khi tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể, các quyền và nghĩa vụ của Luật sư được xác định theo quy định tại BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của Luật sư người bảo vệ, đồng thời không được phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm[1]. Luật sư không được ghi vào Hợp đồng nghĩa vụ phải bảo đảm kết quả của vụ án theo yêu cầu của khách hàng. Các quyền và nghĩa vụ của khách hàng với mục đích hợp tác, hỗ trợ cho Luật sư thực hiện việc bào chữa bảo vệ cũng cần ghi cụ thể như: Cung cấp một cách trung thực và chính xác các tài liệu, chứng cứ mà mình có; phối hợp với Luật sư trong việc tìm các nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tố tụng của mình; trả thù lao đầy đủ, đúng kỳ hạn, được Luật sư cung cấp và bảo đảm chất lượng dịch vụ, v.v…
5. Phương thức tính và mức thù lao cụ thể, các khoản và bảo đảm chất lượng dịch vụ…
Thù lao Luật sư cũng là một nội dung chính trong Hợp đồng, vì vậy Hợp đồng phải ghi rõ mức thù lao, phương thức tính thù lao (trọn gói hay theo giờ làm việc) và tiến độ thanh toán thù lao trong trường hợp thù lao được trả làm nhiều lần. Tiền thù lao được trả bằng đồng Việt Nam, không được ghi hoặc trả bằng ngoại tệ, kể cả việc ghi ngoại tệ nhưng quy đổi ra đồng Việt Nam và thanh toán thực tế bằng đồng Việt Nam. Ngoài ra, Hợp đồng cũng cần có điều khoản về chi phí khác ngoài thù lao (chi phí đi lại, ăn ở…) và quy định loại trừ những khoản chi khác ngoài thù lao (thuế VAT, lệ phí, án phí…mà khách hàng phải nộp). Hợp đồng dịch vụ cũng có thể có điều khoản về “hứa thưởng” nhưng cần ghi rõ công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội, vì vậy cần chú ý khi soạn thảo hợp đồng để điều khoản này không bị hiểu lầm thành điều khoản cam kết của Luật sư với khách hàng về bảo đảm kết quả.
6. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng cũng cần có điều khoản quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và quy định rõ các hậu quả của việc chấm dứt này (Luật sư có phải hoàn trả thù lao đã nhận không? Khách hàng có phải trả nốt các khoản thù lao chưa thanh toán không?…)
7. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của mỗi bên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Đây cũng là vấn đề ít được quan tâm, đề cập đến trong các Hợp đồng dịch vụ pháp lý nên khi xảy ra, thường làm phát sinh tranh chấp giữa tổ chức hành nghề Luật sư và khách hàng.
8. Phương thức giải quyết tranh chấp
Phương thức giải quyết tranh chấp là các biện pháp, cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa Luật sư với khách hàng. Khi quy định điều khoản này cần chú ý ưu tiên biện pháp hòa giải giữa hai bên. Khởi kiện tại Tòa án chỉ là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ mới phải áp dụng. Ngoài ra, cũng cần quy định ngay trong Hợp đồng Tòa án nào sẽ giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý lập bằng tiếng Việt Nam hoặc song ngữ (nếu khách hàng là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người đại diện pháp nhân là người nước ngoài). Tùy theo quốc tịch hoặc ngôn ngữ sử dụng của khách hàng, ngoài tiếng Việt ra, ngôn ngữ thứ hai trong Hợp đồng có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn… nhưng trong điều khoản về việc giải thích Hợp đồng và giải quyết tranh chấp Hợp đồng, nên chọn ngôn ngữ sử dụng để giải thích là tiếng Việt Nam và Tòa án giải quyết tranh chấp (nếu có) là Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam; nếu có tranh chấp Hợp đồng thì áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. Trên thực tế đã có trường hợp bào chữa cho người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam nhưng theo yêu cầu của khách hàng, Hợp đồng lại ghi chọn pháp luật và Tòa án nước ngoài (nước khách hàng đó mang quốc tịch) để giải quyết tranh chấp, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán thù lao như đã cam kết thì Luật sư Việt Nam không thể khởi kiện khách hàng đó ra Tòa án nước họ mang quốc tịch vì rào cản về ngôn ngữ, pháp luật cũng như chi phí theo đuổi vụ kiện…