Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Lê Thanh Hải: Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái; đồng thời kỷ luật cảnh cáo các ông Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.

Hôm 14/5, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhận thấy Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng trên địa bàn, kéo dài qua các thời kỳ, gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ thiệt hại, thất thoát rất lớn tiền, tài sản của nhà nước và nguồn lực xã hội, để xảy ra các vụ án hình sự nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố.

Kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư cũng cho biết ông Lê Thanh Hải, cựu ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy, bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP HCM, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc.

Theo đó, ông Hải đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền TP HCM, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của nhà nước, để xảy ra nhiều vụ án hình sự, trong đó có vụ án rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền TP HCM.

Ông Hải không phải là cựu lãnh đạo duy nhất của TP HCM bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật lần này.

Các ông Lê Hoàng Quân, cựu ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP HCN; ông Nguyễn Thành Phong, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP HCM, cũng được xác định đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương và quy chế làm việc.

Tương tự ông Hải, các ông Quân và Phong cũng bị kết luận là đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của nhà nước, để xảy ra nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền TP HCM.

Từ các kết luận trên, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015 cùng các ông Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong.

Bộ Chính trị cũng đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải.

Kỳ họp này được đánh giá là cực kỳ quan trọng đối với việc sắp xếp nhân sự cấp cao của Đảng và nhà nước.

Đồng thời, kỳ họp cũng sẽ có nội dung liên quan đến kỷ luật cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Theo thông tin phía trên, trong khi các ông Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong nhận mức kỷ luật cảnh cáo từ Bộ Chính trị, thì ông Lê Thanh Hải lại bị Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét kỷ luật.

Tại sao lại có sự khác biệt này?

Ông Lê Thanh Hải từng là ủy viên Bộ Chính trị. Với tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc, quy trình kỷ luật ông Hải được thực hiện theo quy định dưới đây.

Cụ thể, khoản 1 Điều 11 Quy định 22-QĐ/TW quy định thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

Như vậy, theo quy định trên, với trường hợp ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật các mức cách chức hoặc khai trừ thì Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.

Do đó, với trường hợp của ông Hải, khi Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định thì có thể hiểu ông này sẽ chịu một trong hai mức kỷ luật cao nhất là cách chức hoặc khai trừ (trong thang kỷ luật đảng gồm bốn mức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ).

Do ông Hải đã về hưu, mức kỷ luật cách chức đối với ông có thể được áp dụng theo hình thức tước bỏ các chức vụ từng nắm giữ trong quá khứ. Đây là một hình thức kỷ luật khá phổ biến trong chiến dịch "đốt lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây cũng là hình thức mà ông Hải từng một lần lãnh nhận vào năm 2020. Khi đó, ông đã bị cách chức nguyên bí thư Thành ủy TP HCM giai đoạn 2010-2015 liên quan tới vụ Thủ Thiêm.

Ông Hải cũng có thể chịu mức nặng nhất trong các hình thức kỷ luật đảng là khai trừ.

Ngoài kỷ luật đảng, các hình thức xử lý khác nếu có (chẳng hạn xem xét trách nhiệm hình sự) thì do pháp luật quy định.

Đề nghị khai trừ đảng các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái

Bên cạnh trường hợp ông Lê Thanh Hải, một số nhân vật khác cũng bị kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật.

Theo đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư kết luận các vị trên đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các tổ chức đảng và các cá nhân nêu trên; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng.

Ban Bí thư cũng quyết định khai trừ đảng các ông Phạm Thái Hà, Nguyễn Văn Khước, Lê Tuấn Hồng và Hồ Văn Điềm.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.

Trước đó, các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà, Hồ Văn Điềm, Lê Tuấn Hồng, Nguyễn Văn Khước đều đã bị cơ quan công an khởi tố bị can, bắt tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú phục vụ điều tra trong các vụ án khác nhau.

Thông cáo phát chiều 8/5 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết Ban cán sự đảng UBND TP HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo.

Hậu quả, UBND TP HCM và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng ở các dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, tại một sự kiện ở TP Thủ Đức, ngày 29/10/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015; Ban cán sự đảng UBND thành phố các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND Thành phố; các ông Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.

UBKT Trung ương cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND TP HCM các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021; Đảng ủy các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2015-2020; Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2010-2015.

Đảng ủy các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Toàn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bị khiển trách.

UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các ông: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.

Ông Lê Thanh Hải, 74 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa 10, 11. Ông Hải trải qua nhiều vị trí lãnh đạo ở TP HCM, từ Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND TP HCM, đến Bí thư Thành ủy TP HCM hai nhiệm kỳ liên tiếp từ 2006 đến 2015.

Tháng 3/2020, ông Lê Thanh Hải bị cách chức nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM giai đoạn 2010-2015. Nguyên nhân là trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, ông phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ và Thường trực Thành ủy (nhiệm kỳ 2010-2015) đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban thường vụ Thành ủy. Ngoài ra, với cương vị là Phó bí thư Thành uỷ, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố (giai đoạn 2001-2006), ông chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của UBND thành phố; trực tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của HĐND thành phố và quy định của Luật Ngân sách năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003.

Luật sư Lê Thanh Trang đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm với hơn 15 năm kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, tư vấn pháp lý, điều hành công ty luật.

- 2005 đến 2012: Công tác tại Toà hình sự Toà án TP.HCM

- 2012 đến 2014: Thẩm phán TAND Huyện Củ Chi - TP.HCM

- 2014 đến 2016: Phó giám đốc Công ty Luật Tapha

- 2016 đến nay: Giám đốc Công ty Luật Tia Sáng

Theo kết luận thanh tra, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, UBND huyện Vĩnh Thuận đã chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng tiêu cực, sử dụng tài chính, ngân sách cơ bản đúng quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thanh tra cũng đã chỉ ra nhiều thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện và các phòng ban chuyên môn, UBND xã trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận.

Cụ thể, Trưởng đoàn Thanh tra huyện Vĩnh Thuận tham mưu cấp thẩm quyền ban hành 7 kết luận thanh tra chưa đúng mẫu; Thanh tra huyện không mở sổ theo dõi, không báo cáo việc thực hiện 6 kết luận thanh tra; Chủ tịch UBND huyện, Chánh Thanh tra huyện không ban hành quyết định thu hồi số tiền phải thu hồi tại 4 kết luận thanh tra.

Thanh tra cũng chỉ ra nhiều hạn chế của Ban tiếp công dân – UBND huyện Vĩnh Thuận, đó là: có 9 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện nhưng Ban tiếp công dân chuyển đơn đến các phòng ban chuyên môn là chưa đúng với quy định; có 5 đơn khiếu nại về giá bồi thường còn thấp; dự án lấy thêm đất làm đường nước nhưng chưa bồi thường cho người dân.

Nội dung khiếu nại này chưa được huyện giải quyết nhưng Ban tiếp công dân huyện đã tham mưu UBND huyện ban hành thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại về quyết định cưỡng chế thu hồi thu hồi đất là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011.

Về công tác giải quyết khiếu nại: có 20 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền nhưng Văn phòng HĐND, UBND huyện không lập biên bản về nội dung kết luận của Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định giải quyết khiếu nại là chưa đúng quy định pháp luật.

UBND huyện Vĩnh Thuận chậm ban hành các quyết định điều chỉnh, thu hồi tiền khen thưởng và hỗ trợ cho các hộ dân theo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại 14 thông báo kết luận giải quyết khiếu nại là chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Về thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực: Thanh tra phát hiện 10/54 đơn vị không thực hiện đầy đủ việc tự kiểm tra tài chính, kế toán.

Về việc thực hiện các quy định kiểm soát tài sản, thu nhập: UBND huyện Vĩnh Thuận nộp bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2021 chậm 27 ngày; qua kiểm tra ngẫu nhiên phát hiện 7/31 bản kê khai có sai sót trong giải trình thu nhập.

Về chuyển đổi vị trí công tác: UBND huyện Vĩnh Thuận xây dựng kế hoạch năm 2021 không đầy đủ các đối tượng cần chuyển đổi, có 2 công chức được UBND huyện lập kế hoạch chuyển đổi nhưng không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ là không đúng khoản 2 Điều 24 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018.

Đáng chú ý, về việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách: Văn phòng HĐND và UBND huyện ban hành quy chế chi tiêu nội bộ quy định định mức tiêu hao nhiên liệu đối với xe ô tô công tại cơ quan hành chính vượt quy định theo Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 6/6/2007; chi hỗ trợ nam giới nhân ngày phụ nữ, chi hỗ trợ cho cán bộ trực phòng chống dịch bệnh COVID-19; cho hỗ trợ tổ soạn thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện không đúng quy định với số tiền chi sai quy định lên đến 105 triệu đồng.

Ngoài ra, Thanh tra cũng phát hiện Văn phòng HĐND và UBND huyện Vĩnh Thuận và nhiều đơn vị chi không đầy đủ thủ tục, chứng từ với số tiền gần 300 triệu đồng.

Với những sai sót hạn chế trên, Thanh tra kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận tự rút kinh nghiệm trong việc lãnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc; Giao Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 5 cá nhân là Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng HĐND, UBND, Trưởng Ban tiếp công dân, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Phó Chánh thanh tra huyện về những sai sót, khuyết điểm mà Thanh tra đã chỉ ra.

Chỉ đạo 22 cá nhân (Trưởng phòng nội vụ, Tài chính-Kế hoạch, Thanh tra huyện và 18 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường) tự rút kinh nghiệm về những hạn chế trong thục hiện nhiêm vụ công tác.

Về kinh tế, Thanh tra kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 105 triệu đồng chi sai quy định; thu hồi 20 triệu đồng hỗ trợ tổ soạn thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện đã chi trong năm 2024; đề nghị bổ sung đầy đủ thủ tục để quyết toán số tiền gần 300 triệu đồng đã chi phục vụ cho công tác tại địa phương.