Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điêu 11 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì doanh nghiệp dịch vụ được đổi Giấy phép khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nếu có đủ số vốn pháp định và các điều kiện cấp giấy phép theo quy định của pháp luật. Luật Tiền Phong sẽ tư vấn cho bạn về thủ tục cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Điều kiện cấp giấy phép đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
- Nhân viên nghiệp vụ có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Đối với nhân viên nghiệp vụ khai thác thị trường ngoài nước, tuyển chọn lao động, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài và bồi dưỡng kiến thức cần thiết phải tốt nghiệp một trong các chuyên ngành luật, kinh tế/quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế
- Có tiền ký quỹ (cụ thể: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam)
Thứ ba, thời hạn giải quyết, lệ phí đổi giấy phép
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp đổi giấy phép cho doanh nghiệp dịch vụ, nếu không đổi Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Lệ phí: Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp được đổi giấy phép thì phải nộp lệ phí bằng năm mươi phần trăm mức lệ phí cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tức là 2.500.000 VNĐ.
Luật Tiền Phong tư vấn, hỗ trợ dịch vụ cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để được giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 6289 để được giải đáp.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh doanh có tính chất nhạy cảm. Vì vậy, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cấp phép mới đủ điều kiện hoạt động. Để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu kinh doanh ngành nghề này công ty Luật Thành đô giới thiệu điều kiện và thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động.
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
Nghị định 38/2020/NĐ-CP ngày 03/4/2020 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Thứ nhất, hồ sơ đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ;
+ Giấy phép đã được cấp cho doanh nghiệp dịch vụ;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lại;
+ Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định và điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài
Khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp (theo mẫu)
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất
- Các giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn
- 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ
- 01 bản chính Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
- Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ
Doanh nghiệp được cấp giấy phép đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh
Vốn của doanh nghiệp: Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng) và phải có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước
Thẩm quyền cấp giấy phép đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài
Cơ quan tiếp nhận: Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Người có thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trình tự đề nghị cấp giấy phép đưa người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài
Doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên và nộp tới Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền:
- Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước
- Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Sau khi hoàn tất thủ tục xử lý hồ sơ và lấy ý kiến, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí. Doanh nghiệp nộp lệ phí tại thời điểm nhận Giấy phép
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về điều kiện và thủ tục cấp giấy phép đưa người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài. Nếu còn gặp khó khăn hay có những vướng mắc cần giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới số hotline: 0919089888 để được hỗ trợ tốt nhất.
Thứ hai, cách thức thực hiện cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ gửi hồ sơ đổi Giấy phép đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; quá thời hạn này mà doanh nghiệp không gửi hồ sơ đổi Giấy phép thì Giấy phép mặc nhiên hết hiệu lực;
Trong thời gian từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đến khi được đổi Giấy phép hoặc nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.