Năm 1935, ông Kim Hyang-Soo, nhà đồng sáng lập Amkor mở cửa hàng đầu tiên của mình ở phía Nam Seoul, Hàn Quốc, bán các mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu, trong đó có xe đạp. Sau này, ông phát triển từ việc bán xe sang sản xuất các bộ phận xe đạp, dẫn đến việc thành lập công ty ANAM Industries vào năm 1945. Với tham vọng lớn hơn, trong bối cảnh Chính phủ Hàn Quốc coi chất bán dẫn là ngành công nghiệp của tương lai, ANAM Industries bắt đầu tham gia vào lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn vào năm 1968.
Nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Amkor tại Bắc Ninh
Tháng 11/2021, Tập đoàn Amkor của Hàn Quốc quyết định lựa chọn Bắc Ninh làm địa điểm đặt nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong mạng lưới lắp ráp và thử nghiệm toàn cầu của mình. Dưới đây Redsunland xin giới thiệu thông tin chi tiết về nhà máy Amkor Bắc Ninh:
Nhà máy Amkor Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn I là 520 triệu USD và dự kiến tới năm 2035 sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào việc sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn (Hệ thống tiên tiến trong gói – Advanced System in Package – SiP) cho các công ty sản xuất điện tử và vật liệu bán dẫn hàng đầu thế giới.
Ngày 21/01/2022, Amkor Technology đã chính thức ký kết thành công Hợp đồng nguyên tắc thuê đất với Chủ đầu tư Khu Công nghiệp Yên Phong II-C – Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera (đơn vị thành viên của Tổng Công ty Viglacerra – CTCP). Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp phụ trợ (vendor) của Amkor Technology đã bắt đầu tiến hành làm việc cùng Viglacera để khảo sát, nghiên cứu thuê đất vào thời gian gần nhất.
Theo ông Ji Jong Rip – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Amkor Technology, môi trường đầu tư thuận lợi tại tỉnh Bắc Ninh cũng vị trí, cơ sở hạ tầng hiện đại – hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ phát triển bởi Viglacera chính là cơ sở để công ty lựa chọn đầu tư tại Khu Công nghiệp Yên Phong II-C.
Ngày 11/10/2023, tại Khu Công nghiệp Yên Phong II-C, Tập đoàn Amkor Technology đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy Amkor Technology Việt Nam. Đây cũng là nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Tập đoàn Amkor tại Bắc Ninh. Như vậy, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau gần 2 năm triển khai xây dựng.
Chạm đến tương lai tươi sáng bằng con đường du học
Với các dịch vụ tư vấn, xử lý hồ sơ du học nhanh chóng, chi phí minh bạch và tỉ lệ đỗ visa 99% vào các trường đại học thuộc Top 50 tại Hàn Quốc. Các dịch vụ tư vấn, xử lý hồ sơ, luyện phỏng vấn tiếng Hàn
Redsunland.vn – Amkor Technology là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn thuê ngoài lớn nhất thế giới. Việc ông lớn này quyết định đầu tư vào Việt Nam một lần nữa cho thấy ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang là “miếng bánh” hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về Tập đoàn Amkor Technology và hoạt động của Amkor tại Việt Nam.
Amkor Technology là tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về công nghệ và kỹ thuật, bí quyết trong lĩnh vực lắp ráp và thử nghiệm bán dẫn (Outsourced Semiconductor Assembly and Test – OSAT) với hàng nghìn sản phẩm bán dẫn đa dạng khác nhau cho khách hàng. Cụ thể, Amkor là nhà cung cấp dịch vụ gia công, thử nghiệm, đóng gói sản phẩm vi mạch điện tử cho các nhà sản xuất chip và là đối tác sản xuất chiến lược của nhiều công ty chip, xưởng đúc chip và vi mạch điện tử hàng đầu thế giới như: Qualcomm, Samsung, NVIDIA, Foxconn, Broadcom, LG, SK Hynix…
Là doanh nghiệp đầu tiên tạo ra sản phẩm bán dẫn tại Hàn Quốc và thành viên của Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu, Amkor Technology có năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lắp ráp chip bằng phương pháp nén nhiệt cũng như đóng gói cấp wafer. Trước khi mở rộng quy mô sản xuất sang Việt Nam, Amkor đã sở hữu các nhà máy ở Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Bồ Đào Nha và Đài Loan (Trung Quốc).
Khảo sát vị trí đầu tư tại Việt Nam
Năm 2021, Amkor có văn bản gửi các cơ quan chức năng Việt Nam đề nghị cho phép các chuyên gia cao cấp của công ty đến và tìm hiểu cơ hội đầu tư nhà máy tại nước ta. Theo đó, công ty này dự kiến sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD và thuê hơn 4.000 nhân công tại Việt Nam. Nếu được chấp nhận đầu tư tại Việt Nam, tập đoàn này đặt kế hoạch doanh thu vào năm 2025 sẽ đạt 800 triệu USD, đến năm 2030 là 1,6 tỷ USD và đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2035. Dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt từ năm 2024 (bắt đầu thuê nhân công từ 2022).
Tiềm năng trên thị trường bán dẫn thế giới
Nhà máy tại Khu Công nghiệp Yên Phong II-C là nhà máy thông minh, hiện đại bậc nhất trong hệ thống lắp ráp và thử nghiệm toàn cầu của tập đoàn. Dự án cũng chính là tiền đề đưa Khu Công nghiệp Yên Phong II-C nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung xuất hiện trên bản đồ thế giới về sản xuất linh kiện bán dẫn, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn.
Theo bà Susan Y.Kim – Phó Chủ tịch Tập đoàn Amkor Technology, Amkor Bắc Ninh sẽ trở thành cứ điểm quan trọng, là trụ cột trong mạng lưới hoạt động và phát triển bền vững về lĩnh vực bán dẫn của Tập đoàn Amkor trên toàn cầu trong thời gian tới và tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ sinh thái bán dẫn ở Việt Nam.
Trên đây Redsunland đã giới thiệu tới bạn đọc về Tập đoàn Amkor Technology và dự án nhà máy của Amkor tại Việt Nam, hi vọng có thể cung cấp thông tin hữu ích tới Quý độc giả. Xem thêm các bài viết khác của Redsunland tại đây.
Redsunland – Tư vấn và xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp
Việc lựa chọn đúng đơn vị tư vấn là một trong những yếu tố then chốt trong sụ thành công của một dự án đầu tư tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nguồn hàng trải dài khắp cả nước và hệ sinh thái dịch vụ chất lượng cao, Redsunland cam kết mang đến cho Quý khách hàng giải pháp đầu tư hiệu quả và tối ưu nhất. Để được tư vấn chi tiết về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, liên hệ ngay với chúng tôi qua:
Công ty Cổ phần Đầu tư Redsunland
Hotline: (+84) 913.933.593 – (+84) 912.949.393
LinkedIn: linkedin.com/company/rslgroup
Fanpage: facebook.com/rslgroup.vn
Youtube: youtube.com/@redsunland
GS Lê Văn Thiêm, sinh năm 1918 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1930, bố mẹ qua đời, ông vào Quy Nhơn, nương tựa người anh cả để học trường College de Quy Nhơn. Theo tư liệu của Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ trong 4 năm, Lê Văn Thiêm đã hoàn thành chương trình 9 năm và đứng đầu danh sách khen thưởng của nhà trường khi tốt nghiệp cao đẳng tiểu học (tương đương với phổ thông cơ sở ngày nay). Ba tháng sau, Lê Văn Thiêm lập thi đỗ tú tài phần 1 (tương đương lớp 11), việc mà người bình thường phải chuẩn bị khẩn trương trong hai năm. Ngay năm sau, ông lại thi đỗ tú tài và giành học bổng toàn phần sang Pháp du học, bắt đầu đi theo con đường toán học.GS Lê Văn Thiêm là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà Toán học Việt Nam được Chính phủ Việt Nam phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 và huân chương độc lập hạng Nhất về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.