Máy Ảnh Sony a6700 + Lens 18-135mm
Thông số kỹ thuật Google Tivi Sony 4K 43 inch KD-43X80L
Chụp ảnh là cách tuyệt vời để lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ trong chuyến du lịch, nhưng không phải lúc nào các bức ảnh cũng long lanh "triệu like" như mong muốn.
Đôi khi, vì những lý do bất ngờ khiến tấm ảnh bị lỗi. Khi nhìn lại chúng, du khách sẽ có nhiều biểu hiện phong phú: kinh ngạc, cười phá lên hoặc chỉ muốn ném ảnh vào sọt rác.
Bức ảnh này là minh chứng cho câu nói: "Không sợ tạo dáng xấu, chỉ sợ thợ không biết chụp". Ngón tay của người cầm máy đã che mờ ống kính, khiến bức ảnh chỉ lấy được đôi chân của hai du khách.
Chắc chắn rằng chẳng ai trong ba cô gái này muốn đăng tấm ảnh "chỉ thấy chân mà không thấy mặt" của mình lên Instagram.
Nhờ du khách khác chụp ảnh không phải là ý tưởng hay. Bức ảnh này là một ví dụ.
"Hai đôi chân hạnh phúc". Không chụp được mặt thì lấy đôi chân cũng tạm được. Nhưng chắc chắn cặp đôi này sẽ rất vất vả để nhớ lại được mình đang đứng ở đâu.
Đây là tư thế chụp ảnh phổ biến của du khách khi đến thăm tháp nghiêng Pisa ở Italy: giả vờ đẩy nghiêng tòa tháp.
Nhưng tạo dáng chỉ là một phần, vấn đề là phải giao máy cho người chụp có tâm. Nếu không bức ảnh để đời ở điểm đến trong mơ sẽ chỉ là kiểu ảnh với tư thế kỳ quặc.
Thêm một tấm ảnh bị phá hỏng bởi ngón tay người chụp.
Đây là một bức ảnh chụp nhà thờ? Công trình này rất đẹp. Ồ không phải! Đó là bức ảnh chụp cặp đôi đứng bên cạnh nhà thờ, nhưng phải mất một lúc lâu người xem mới nhận ra sự hiện diện của hai du khách trong tấm ảnh này.
Dị nhân? Người tàng hình? Người có siêu năng lực? Không. Đó chỉ là một bức ảnh lỗi mà thôi.
Có vẻ như sàn nhà quá đẹp khiến người cầm máy ảnh quên mất mình phải chụp ai.
Bức ảnh gia đình ở sở thú không còn hoàn hảo khi thiếu hình ảnh đứa con.
Một chi tiết rất nhỏ bị lỗi cũng có thể khiến tấm ảnh kỷ niệm trở nên không còn ý nghĩa. Ví dụ như việc không lấy rõ nét tên địa điểm chụp chẳng hạn.
Không trách thợ chụp kém, chỉ trách mình quá cao so với ba người phụ nữ đẹp.
Theo Daily Mail/The Sun/Tuoitre