Muốn cho nhà hàng, khách sạn hoạt động được hiệu quả, các bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức về nghiệp vụ nhà hàng khách sạn. Để từ đó, vừa có thể xử lý được các tình huống phát sinh được tốt hơn. Vậy nghiệp vụ nhà hàng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và trả lời câu hỏi này nhé.
Kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng bạn nên biết
Ở mỗi vị trí khác nhau, bạn sẽ được yêu cầu một số kỹ năng và chuyên môn là khác nhau. Trong nhà hàng có rất nhiều vị trí và cấp bậc, vì vậy bạn cần tìm hiểu những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của từng vị trí để biết được mình cần có gì mà cần làm gì. Các chủ nhà hàng cũng có thể căn cứ vào đó để tuyển nhân viên phù hợp.
Quản lý mà một trong những vị trí quan trọng, điều hành các công việc trong nhà hàng và giám sát nhân viên. Để là tốt ở vị trí này, thì bạn cần có khả năng lãnh đạo, xử lý nhanh những tình huống khó, xoay chuyển tình huống linh hoạt. Người quản lý chắc chắn không thể thiếu tư duy điều hành và khả năng phân chia điều phối công việc cho nhân viên.
Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người quản lý đó chính là truyền động lực làm việc cho nhân viên của mình, liên kết nội bộ nhân viên để tạo ra môi trường làm việc năng động, văn minh. Người quản lý cũng cần phải học và nắm rõ những kỹ năng, yêu cầu công việc của các vị trí khác trong nhà hàng để training nhân viên và đánh giá được hiệu quả làm việc của họ.
Nhân viên ở vị trí khác nhau sẽ có những yêu cầu nghiệp vụ khác nhau theo đặc thù công việc.
Nhân viên thu ngân cần có kỹ năng tính toán nhanh, chính xác, biết thống kê và làm các loại báo cáo. Trong khi đó nhân viên bếp lại cần có kỹ năng sơ chế, chế biến các loại thực phẩm thành món ăn, nêm nếm gia vị vừa miệng và trang trí món ăn đẹp mắt,...
Khi bắt đầu với mỗi công việc, bạn cần đáp ứng được tối thiểu một số tiêu chí về nghiệp vụ nhà hàng mà mỗi vị trí yêu cầu. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh sẽ có kế hoạch tổ chức đào tạo và training cho nhân viên mới.
Xem thêm: Quy trình quản lý nhà hàng chuyên nghiệp với 9 bước từ A - Z
Quy trình nghiệp vụ nhà hàng
Quy trình nghiệp vụ nhà hàng được thiết lập nhằm cho phép nhân viên hiểu được toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị và đánh giá hiệu quả làm việc của mình.
Mỗi cơ sở kinh doanh sẽ có một quy trình nghiệp vụ riêng nhưng về cơ bản sẽ bao gồm một số giai đoạn như sau:
Các vị trí và kỹ năng ngành nghiệp vụ nhà hàng
+Nhân viên lễ tân: Nắm vững các kỹ năng cơ bản về chào đón, tiễn khách, tư vấn dịch vụ, đàm thoại, check in, check out. Giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt, thông thạo tin học văn phòng, các phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn. Xử lý các tình huống phát sinh khi khách hàng có khiếu nại, phàn nàn, góp ý kiến,...
+Đối với nhân viên phục vụ: Thành thạo kỹ năng tiếp đón, tiễn khách, tư vấn khách hàng chọn thực đơn, kiểm tra món ăn trước khi phục vụ. Luôn tỏ ra sự thân thiện, gần gũi, dễ gần, hiếu khách, có trí nhớ tốt, kỹ năng ngoại ngữ cơ bản.
+Nhân viên bar: Nắm rõ các nguyên tắc trong công thức pha chế, định lượng thức uống theo tiêu chuẩn và quy định của mỗi nhà hàng khách sạn. Cách sử dụng các công cụ pha chế, quy trình vệ sinh thiết bị, vật dụng tại quầy bar.
Những yếu tố cần có với ngành nghiệp vụ nhà hàng
Môi trường nhà hàng, khách hàng thường chỉ lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn để sử dụng dịch vụ (món ăn, đồ uống). Chính vì khoảng thời gian phục vụ ngắn ngủi ấy, mỗi thao tác trong quy trình phục vụ bữa ăn của nhân viên cần phải thật chính xác, chuyên nghiệp để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra ảnh hưởng hình ảnh cũng như trải nghiệm của khách hàng tại nhà hàng.
Chất lượng phục vụ cũng là một trong các yếu tố cạnh tranh giữa những nhà hàng với nhau. Món ăn dù ngon đến đâu nhưng chất lượng phục vụ kém thì nhà hàng ấy vẫn có nguy cơ thất bại. Đó cũng là lý do mà mỗi nhân viên ở bất cứ bộ phận nào trong nhà hàng đều cần phải biết và học tập rèn luyện mỗi ngày để xử lý nhiều tình huống và trang bị những yếu tố kỹ năng mềm khác.
Người làm về nghiệp vụ nhà hàng khách sạn nhà hàng yêu cầu cần phải có ngoại hình ưu nhìn, dáng người cao, ăn mặc gọn gàng tóc tai sạch sẽ, nhân viên nhà hàng cần thực hiện đầy đủ các tác phong về đồng phục, trang phục, vệ sinh cá nhân là những yêu cầu bắt buộc cần phải có. Tác phong về phục vụ khách hàng, đồng phục, những nghiệp vụ đón tiếp khách mà người nhân viên cần phải biết.
Tính trung thực là không thể thiếu, ngay thẳng với cấp trên, không gian lận trong quá trình làm việc, không có hành vị trộm cắp đồ đạc của khách hàng, vi phạm những quy định của nhà hàng.
Cùng với đó là tính lịch sự và tế nhị, bạn làm bên dịch vụ nhà hàng thì sự tinh tế, tế nhị luôn phải có thái độ niềm nở với khách hàng, nhỏ nhẹ hướng dẫn khách để khách có được những cảm nhận tốt nhất về nhà hàng của bạn.
Hãy luôn mỉm cười nhẹ nhàng xử lý mọi tình huống, không nên tranh luận đúng sai với khách hàng, đề cao phương châm khách hàng là thượng đế để giải quyết mọi việc.
Tin thần hòa đồng, hợp tác trong làm việc với đồng nghiệp với các bộ phận khác trong khách sạn, đảm bảo mang đến cho khách hàng một dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất và nhanh nhất, để làm được điều đó người nhân viên nhà hàng cần phải kết hợp với nhau làm tốt công việc của nhóm, công việc của mọi người.
Môi trường làm dịch vụ hàng ngày bạn cần phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều khách hàng, phục vụ khách hàng 24/7 sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng không phải vì mệt mà bạn cáu gắt với khách hàng, bạn luôn phải kiên trì giải quyết mọi vấn đề của khách hàng, rèn luyện sự kiên trì trong mọi tình huống để có được những kết quả tốt nhất.
Tập trung, chú tâm trong công việc là điều cần thiết ở tất cả các vị trí và ngành nghề, nhân viên nhà hàng trực tiếp tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, nếu bạn không chú tâm trong công việc, trong quá trình làm việc bạn không để ý đến khách hàng, không phục vụ những gì khách hàng cần, thì chắc chắn khách hàng sẽ thấy khó chịu, và về lâu dài khách hàng sẽ không bao giờ quay lại nhà hàng bạn nữa, với những người nhân viên như vậy thì sớm muộn gì cũng sẽ bị quản lý cho thôi việc.
Với những nhân viên biết lắng nghe khách hàng, biết khách hàng cần gì để phục vụ thì sẽ mang lại cho khách hàng một cảm giác thích thú và thoải mái, như vậy bạn đang làm tăng doanh thu cho nhà hàng, và về lâu dài quản lý sẽ nhận thấy điều đó và sớm muộn gì bạn cũng sẽ được cân nhắc lên những vị trí quan trọng trong nhà hàng.
Khi học nghiệp vụ nhà hàng, bên cạnh kỹ năng giao tiếp tiếng anh tốt bạn cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp hàng ngày với khách hàng sao cho thể hiện được bạn là những nhân viên chuyên nghiệp, nhà hàng đã đào tạo bạn để thực hiện công việc phục vụ những vị khách vip, hay tất cả khách hàng đến với nhà hàng đều là những vị thượng đế chuyên nghiệp nhất, để dịch vụ của nhà hàng lên một tầm cao mới.
Xem thêm: >> Quy trình nghiệp vụ nhà hàng chuẩn nhất
Kỹ năng cơ bản trong nghiệp vụ nhà hàng khách sạn
- Đối với nhân viên lễ tân: Nắm vững các kỹ năng cơ bản về chào đón, tiễn khách, tư vấn dịch vụ, đàm thoại, check in, check out. Giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt, thông thạo tin học văn phòng, các phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn. Xử lý các tình huống phát sinh khi khách hàng có khiếu nại, phàn nàn, góp ý kiến,...
- Đối với nhân viên phục vụ: Thành thạo kỹ năng tiếp đón, tiễn khách, tư vấn khách hàng chọn thực đơn, kiểm tra món ăn trước khi phục vụ. Luôn tỏ ra sự thân thiện, gần gũi, dễ gần, hiếu khách, có trí nhớ tốt, kỹ năng ngoại ngữ cơ bản.
- Nhân viên bar: Nắm rõ các nguyên tắc trong công thức pha chế, định lượng thức uống theo tiêu chuẩn và quy định của mỗi nhà hàng khách sạn. Cách sử dụng các công cụ pha chế, quy trình vệ sinh thiết bị, vật dụng tại quầy bar.
- Nhân viên buồng phòng: Quy trình và kỹ thuật dọn phòng, sắp xếp, sử dụng các thiết bị, hóa chất cần thiết trong vệ sinh.