By CareerLinkĐăng ngày: 7/6/2024
Tập trung quan sát, học hỏi từ người khác
Luôn có sự quan sát và học hỏi kỹ năng truyền thông từ những người có kinh nghiệm. Đó có thể là cấp trên, đồng nghiệp, chuyên gia,… Từ đó, bạn sẽ biết được mình đang thiếu sót ở điểm nào để cải thiện để đạt được nhiều thành công hơn trong lĩnh vực truyền thông.
Tiêu chí lựa chọn kênh truyền thông
Tiêu chí chọn kênh truyền thông là những yếu tố cần được xem xét để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Các tiêu chí này có thể được chia thành hai nhóm chính:
Mục Tiêu Của Ngành Truyền Thông Báo Chí
Mục tiêu của ngành truyền thông báo chí là tạo, phân phối thông tin nhằm truyền tải các tin tức, ý kiến, ý tưởng, giá trị từ các cá nhân, tổ chức và các nguồn khác đến công chúng. Ngành không chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, mà còn đảm bảo thông tin đó được trình bày một cách dễ hiểu, có tác động tích cực đến xã hội. Điều này bao gồm việc giáo dục, định hướng dư luận, tạo ra diễn đàn cho các cuộc thảo luận công khai, góp phần vào sự phát triển của xã hội thông qua việc cung cấp các thông tin đa chiều và khách quan.
kỹ năng người làm truyền thông nên có
Sau khi đã biết tầm quan trọng của kỹ năng truyền thông, bạn có thể khám phá thêm 7 kỹ năng mà một người làm truyền thông nên có để phát triển bản thân tốt hơn.
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin và tương tác giữa người với người. Do đó, kỹ năng giao tiếp và đàm phán chính vô cùng quan trọng. Bởi chỉ có sự khéo léo, kết nối và sự hiểu biết về tâm lý con người mới có thể dễ dàng truyền tải thông điệp và tiếp cận được đối tượng mục tiêu. Ngoài ra trong lĩnh vực truyền thông, hầu hết mọi người đều cần tiếp xúc và trao đổi với các đối tác hay khách hàng thường xuyên, vì thế kỹ năng này thật sự cần thiết.
Một trong những kỹ năng quan trọng khác của người làm truyền thông đó là quản lý và tổ chức. Kỹ năng này rất cần cho việc lập kế hoạch, chiến dịch quảng cáo hay đơn giản là tương tác giữa mọi người với nhau.
Chẳng hạn: Khi bạn biết cách sắp xếp, tổ chức lại các vấn đề mà mình chuẩn bị đưa ra hay việc lập kế hoạch, hoạch định công việc sẽ làm cho các sự kiện sắp tới. Và còn rất nhiều những hoạt động khác liên quan đến truyền thông, do đó nếu không trau dồi kỹ năng này thì bạn không thể thành công.
Muốn làm việc và tiếp xúc với các công ty, đối tác, khách hàng nước ngoài bạn cần thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, trước hết là khả năng nói và viết. Bên cạnh đó, biết ngoại ngữ cũng sẽ giúp bạn đọc và nghiên cứu chuyên sâu hơn về các tài liệu và luôn cập nhật được các xu hướng mới nhất trên phương tiện truyền thông hay lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Khi nhắc đến kỹ năng truyền thông tốt thì yêu cầu bạn cần có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề một cách xuất sắc. Bạn không thể đoán được các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai hay những sự kiện, kế hoạch có diễn ra suôn sẻ không. Bạn chỉ có thể dự đoán được một số yếu tố tác động và làm thay đổi hoạt động truyền thông. Vậy nên khả năng xử lý vấn đề và giải quyết các tình huống phát sinh là kỹ năng cần thiết với người làm truyền thông.
Sự linh hoạt và nhạy bén sẽ giúp cho người làm truyền thông luôn tìm ra được các cách thức truyền đạt thông tin mới và sáng tạo thông điệp trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, khả năng linh hoạt và nhạy bén trước sự thay đổi của môi trường là một kỹ năng không thể thiếu của người làm truyền thông.
Yêu cầu đặt ra đối với những người làm truyền thông đó là làm sao để thông tin được cập nhật kịp thời nhưng không bị loãng khiến người xem khó theo dõi. Điều này đòi hỏi họ phải có tư duy logic, hệ thống, phân cấp thông tin, chia nhỏ các thông tin ra thành các phần nội dung thích hợp.
Trên thực tế, bạn có thể học được hơn bằng cách lắng nghe và quan sát. Nhiều người cho rằng truyền thông chỉ cần sáng tạo và đổi mới nhưng nếu biết tiếp thu, quan sát và rút kinh nghiệm thì chúng ta có thể tiến xa hơn.
Các yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông
Quá trình truyền thông bao gồm 9 yếu tố cơ bản:
Người gửi (sender): Là phía gửi thông điệp cho bên còn lại (thuật ngữ này còn được gọi là nguồn truyền thông)
Người nhận (receiver): Là bên nhận thông tin do sender gửi đến
Mã hóa (encoding): Là quá trình để chuyển các ý tưởng thành các biểu tượng
Giải mã (decoding): Quá trình mà người nhận giải nghĩa cho các biểu tượng mà người gửi truyền đến
Nhiễu (noise): Là các yếu tố khiến thông tin bị sai lệch trong quá trình truyền thông, khiến người nhận tiếp nhận một thông điệp không giống với ý nghĩa ban đầu
Thông điệp (message): Là tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi
Phương tiện truyền thông (media): Bao gồm các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận
Đáp ứng (response): Bao gồm những phản ứng khi người nhận tiếp nhận thông điệp
Phản hồi (feedback): Là những phản hồi của người nhận sau khi tiếp nhận thông điệp
Bước 8: Xây dựng kế hoạch truyền thông, ngân sách
Một bước quan trọng trong lập kế hoạch truyền thông là thiết kế chi tiết các vật phẩm truyền thông sẽ được sử dụng trong chiến dịch và xác định chi phí cho mỗi vật phẩm, có thể áp dụng phương pháp gây tranh cãi, tạo ra "nghị luận truyền thông". Điều này giúp thu hút sự chú ý và tạo sự tò mò của công chúng, tăng khả năng lan truyền thông điệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chiến dịch truyền thông, kinh nghiệm và trải nghiệm dự phòng sẽ giúp đối phó linh hoạt với các tình huống khẩn cấp và sự cố.
Cuối cùng, một bước rất quan trọng trong kế hoạch truyền thông là đo lường và đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Việc này giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch truyền thông và dễ dàng nhận ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai.
Bằng cách đo lường mức độ đạt được các mục tiêu đã đặt ra, doanh nghiệp có thể xác định được những phương pháp truyền thông hiệu quả hơn và đầu tư ngân sách truyền thông một cách hiệu quả hơn trong tương lai.
Ngành truyền thông hiện đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số và truyền thông xã hội. Các xu hướng mới như podcast, TikTok đang được phát triển với nội dung âm thanh, hình ảnh chất lượng cao, thu hút, tiếp cận tới hàng triệu người dùng. Bên cạnh đó, sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, học máy, video 360 độ, livestream sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và thu thập ý kiến từ khách hàng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong ngành truyền thông, có nhiều thách thức và khó khăn cần phải đối mặt. Các tiêu chuẩn cộng đồng và sự cạnh tranh khắt khe hơn đòi hỏi người làm trong ngành phải xây dựng ý tưởng truyền thông sáng tạo, đáp ứng đúng nhu cầu người dùng cũng như các thuật toán của các kênh mạng xã hội. Người dùng ngày càng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với những thông tin gây phiền toái hay không có giá trị, họ yêu cầu cao hơn đối với trải nghiệm đa dạng và tốc độ.
Để vượt qua những thách thức này, người làm trong ngành truyền thông cần phải tập trung vào việc nâng cao kiến thức, phân tích để sáng tạo nội dung đột phá hơn. Đồng thời mở rộng kỹ năng và các công việc khác như xây dựng mối quan hệ khách hàng, phân tích thị trường, phân tích xu hướng, cập nhật công nghệ mới cũng như thuật toán của các nền tảng truyền thông.