Ô nhiễm đất chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp gây ra, cụ thể là tro than, nước thải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.
Tình trạng ô nhiễm môi trường gây bệnh tim mạch
Các chất gây ô nhiễm sinh ra trong không khí bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide, ozone, chì và các hạt bụi mịn. Do đó, hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí có thể làm tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do bệnh tim, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim.
Nguy cơ sức khỏe này có thể xảy ra do các chất ô nhiễm làm thúc đẩy tình trạng rối loạn chức năng mạch máu, viêm, stress oxy hóa, hình thành cục máu đông và tăng huyết áp. Ngoài ra, ozone và bụi mịn có thể kích thích phản xạ thần kinh phổi khiến nhịp tim bất thường.
Ô nhiễm gây tổn thương gan nghiêm trọng
Các chất gây ô nhiễm không khí đã được chứng minh là có khả năng gây độc cho gan, làm nặng thêm tình trạng viêm gan và tích tụ chất béo như các hạt thải diesel, bụi mịn… Gan là bộ phận chuyển hóa và thải độc của cơ thể.
Khi lượng chất ô nhiễm cao và tiếp xúc kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, làm tổn thương các tế bào gan. Từ đó, nguy cơ gây ra các bệnh về gan ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường gây bệnh thận
Thận là bộ phận trên cơ thể rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại trong môi trường. Mặc dù thận chỉ nhận khoảng 25% lưu lượng máu từ tim, nhưng lượng lớn hóa chất và thuốc trong tuần hoàn cơ thể đều được chuyển đến thận. Khi thận hình thành nước tiểu sẽ tích tụ các chất ô nhiễm độc hại trong dịch ống. Từ đó, nồng độ chất ô nhiễm tích tụ đến mức độ cao sẽ làm tăng khả năng chấn thương mô trong thận.
Ô nhiễm môi trường không khí gây kháng insulin
Tình trạng ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kháng insulin và tiểu đường tuýp 2. Nồng độ cao của các bụi mịn làm suy yếu khả năng chuyển hóa năng lượng và cân bằng nội môi glucose. Điều này còn làm tăng tình trạng viêm ở các cơ quan đáp ứng với insulin – yếu tố gây tiểu đường tuýp 2, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, tác hại gây ô nhiễm môi trường có thể làm tăng chỉ số khối cơ thể ở trẻ em. Các chất ô nhiễm không khí có khả năng kích hoạt tình trạng viêm, làm thúc đẩy bệnh tiểu đường và lưu trữ chất béo. Ngoài ra, một số chất gây ô nhiễm có thể gây rối loạn nội tiết tố (ví dụ: PCB, BPA và phthalates), ngăn chặn hoạt động của tuyến giáp và gây tăng cân.
Tác hại của ô nhiễm môi trường gây ung thư
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết, các vật chất hạt (PM) là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm không khí được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1 ở con người. Bạn tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi. Điều này do các mô phổi đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với các chất gây ung thư trong không khí.
Thêm vào đó, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong không khí cũng là một trong những chất có thể gây ung thư. VOC có thể xuất hiện ở nồng độ cao hơn trong nhà từ các sản phẩm, vật liệu gia dụng như sơn, thảm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu…
Các chất VOC có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy và u mạch máu ác tính. Điều này có thể xảy ra do các chất ô nhiễm trong không khí làm tổn thương DNA, viêm và stress oxy hóa.
Tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản
Các chất gây ô nhiễm môi trường có thể gây rối loạn nội tiết tố và can thiệp vào hoạt động của các hormone kiểm soát sự tăng trưởng, phát triển và khả năng sinh sản. Các chất hóa học độc hại này làm tác động đến các thụ thể estrogen, androgen và progesterone. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề bất thường về sinh sản ở người và động vật, chẳng hạn như sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh, số lượng tinh trùng thấp và ung thư tuyến tiền liệt.
Tác hại của ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch. Một số nghiên cứu ở nam giới cho thấy khi tiếp xúc ô nhiễm không khí ở mức độ cao có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
Trẻ em chính là tương lai của bạn, do đó bạn cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, hạn chế đồ nhựa và sản phẩm tẩy rửa nhân tạo có chứa VOC.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Gây hại cho não
Ô nhiễm môi trường có tác hại gì đối với não bộ? NO2 (khí thải của xăng) là một trong những thành phần gây ô nhiễm không khí có khả năng làm chậm phát triển tâm lý ở trẻ em mới sinh. Điều này là do người mẹ tiếp xúc nhiều với khí NO2 trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm thay đổi chức năng não và làm giảm mức IQ ở trẻ em được sinh ra. Tương tự, người lớn khi tiếp xúc nhiều khí NO2 cũng làm giảm hiệu suất nhận thức thần kinh.
Bên cạnh đó, bạn hít phải các kim loại nặng khác có thể gây suy yếu thần kinh. Ví dụ như thủy ngân gây độc cho tế bào não, làm rối loạn thần kinh, mangan gây ra các khiếm khuyết về thần kinh. Phụ nữ mang thai khi phơi nhiễm cadmium có thể làm giảm nhận thức ở trẻ, đặc biệt là về ngôn ngữ, khả năng thực hiện và phát triển nhận thức chung.
loại ô nhiễm môi trường điển hình
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra ở khắp mọi nơi từ không khí, đất, nước, tiếng ồn, tầm nhìn… Trong đó, ô nhiễm không khí, đất, nước là 3 loại ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất đến đời sống và hoạt động của hầu hết con người và sinh vật trên khắp Trái Đất.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần trong không khí. Thể hiện rõ nét ở chỗ khói, bụi, hơi, khói lạ xâm nhập vào không khí. Dẫn đến việc không khí phát sinh mùi, giảm tầm nhìn, gây ra việc biến đổi khí hậu. Đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, sinh vật, hệ sinh thái.
Vấn đề ô nhiễm không khí thường do hai nguyên nhân chính là: Từ nhân tạo và tự nhiên.
– Nguyên nhân từ con người (nhân tạo): Con người là nạn nhân và cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Rất nhiều hoạt động sinh hoạt ngày thường của chúng ta góp phần làm gia tăng ô nhiễm khí:
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề ô nhiễm không khí. Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp làm đen ngòm một không gian. chúng thải ra ngoài các khí độc hại như CO2, CO, SO2, NOX.
Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tình trạng này. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời.
Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
Hình 2. Khói thải từ các nhà máy là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
Các khu xí nghiệp không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn có môi trường đất, nước dẫn đến việc các “ làng ung thư” xuất hiện.
Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải chỉ đứng sau hoạt động của xí nghiệp. Vì trong quá trình di chuyển các phương tiện đã xả ra môi trường lượng lớn khí thải. Theo báo cáo từ Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) vào năm 2018 giao thông vận tải đã thải ra môi trường 24,34% lượng Carbon. Điều này cho thấy tốc vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay cực kỳ nghiêm trọng.
Với thống kê chưa đầy đủ, ô nhiễm không khí đã làm cho hơn 3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh như ung thư phổi, suy hô hấp… Và ô nhiễm không khí đang đe dọa gần như mọi thành phố trên thế giới.
Ô nhiễm môi trường đất có tên gọi tiếng anh là Soil Pollution. Ô nhiễm đất được hiểu là đất đã bị thay đổi tính chất theo một hướng xấu, các chất độc hại đã vượt mức quy định cho phép làm cho đất bị ô nhiễm, gây hại đến động thực vật nói riêng và hệ sinh thái nói chung.
Hình 3. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất.
Ô nhiễm môi trường đất do hai nguyên nhân chính:
– Nguyên nhân tự nhiên: Do hàm lượng các chất trong tự nhiên trong đất mất cân bằng, dẫn đến việc có nhiều chất độc hại, vượt hạn mức tiêu chuẩn cho phép đã dẫn đến ô nhiễm môi trường đất.
– Nguyên nhân từ con người (nhân tạo): Yếu tố con người cũng là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đất có thể kể đến:
Ô nhiễm môi trường nước (còn được gọi là Water pollution) dùng để chỉ việc nguồn nước bị nhiễm bẩn, các thành phần và chất lượng của nước đã bị thay đổi theo một cách xấu, trong nước có chứa các chất độc hại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đời sống của con người và động thực vật.
Dấu hiệu của việc ô nhiễm môi trường nước là nước sẽ có dấu dấu hiệu màu sắc khác lạ không có màu trắng trong suốt (màu vàng, nâu, đen,màu nâu đỏ,…) có mùi lạ (mùi thối, tanh hôi, nồng nặc, thum thủm,…) ngoài ra còn xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sinh sống trong nước chết.
Hình 4. Môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do nước thải, rác thải xả ra ngày một nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nước gồm có nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo:
– Nguyên nhân tự nhiên: Chủ yếu là do xác chết động vật lâu ngày bị phân hủy và ngấm vào lòng đất, chảy vào mạch nước ngầm, hay các thiên tai bão lũ khiến các nguồn nước bị ô nhiễm lẫn vào các dòng nước sạch làm ô nhiễm cục bộ nguồn nước. Nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu gây nên ô nhiễm môi trường nước, nguyên nhân chính vẫn đến từ các tác nhân nhân tạo.
– Nguyên nhân từ con người (nhân tạo):
Ngoài ra còn có các cố khác như tràn dầu cũng khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm nặng và động thực vật biển chết hàng loạt.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục vấn đề này. Để có phương pháp xử lý rác thải, nước thải một cách tối ưu nhất để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường, hãy liên hệ ngay HOTLINE 909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết hơn.