Thêm bài hát vào playlist thành công

Đi xem Giáng Hương – Sân Khấu Về Khuya

Năm nay bỏ lỡ nhiều thứ nhưng lại được đi xem kịch (tới giờ) là 3 lần, cảm thấy cũng đủ đầy vui vẻ ghê. Phải nói là từ hồi nghe tin bên Thiên Đăng dựng vở này, mình bị shock dã man shock, phấn khích dã man phấn khích. Đây là tuồng cải lương mình thích nhất nhất nhất, nghe đi nghe lại nghe tới nghe lui. Sân khấu của người nghệ sĩ mình thích mà còn dựng vở mình thích nữa. Chời ạ. Mỗi tội mấy tháng nay bận, lại thêm Thiên Đăng diễn 19h30 không á chời. Cả tháng chắc được 1 suất 18h, khóc tiếng Mán luôn. Hôm ấy thấy có bạn rao 2 vé, mình cmt hỏi còn vé lẻ không thì bạn ấy tốt ơi là tốt, bảo ticketbox còn vé kìa vô mua lẹ. Hình như hôm ấy bị lỗi =)) Nói chung, tự thân mua được tấm vé mà hông tin nổi luôn =)) Chỗ cũng rất đẹp đối với mình nữa. Thoải mái, đỡ dính người này người kia, xung quanh có ý thức lắm. Buồn cái là, có nhỏ nào đó ngồi sau lưng khóc hết nửa tuồng sau. Nghe khóc oải chè đậu luôn á chời.

Đi xem một tuần mới viết bài vì có nhiều thứ muốn nói nhưng lại cảm thấy không cần nói nhiều =)) Hài lòng có, không hài lòng có, cơ mà đây là trải nghiệm cực kì cực kì xứng đáng đối với mình. Rất mong sẽ có dịp đi xem lần nữa mà coi mấy suất mới toàn 19h ==!!

Đầu tiên, về kịch bản, với cái đứa nghe và xem cỡ 99+n lần Sân Khấu Về Khuya thì Giáng Hương – Sân Khấu Về Khuya đổi rất nhiều. Thoại đổi không nhiều nhưng nội việc làm rõ tư tưởng của Lĩnh Nam, thêm tư tưởng của Giáng Hương và Ba Hoài là điều rất đáng bàn rồi. Khổ nỗi coi mấy group ít bàn vụ này ghê, mà cũng hơi nhạy cảm nên hông có ai bàn chung với mình hết trơn.

Không rõ kịch bản gốc (kịch) của NSND Năm Châu có đề cập tới tư tưởng của Lĩnh Nam không, nếu việc này đã có từ bản gốc thì… ối giồi ôi, đi trước thời đại kinh khủng khiếp thiệt. Bản thân mình thích kịch bản SKVK hơn vì gãy gọn vừa đủ, lại có phần Lĩnh Nam – Mỹ Tiên cực xuất sắc ở đoạn cuối. Dẫu vậy, vẫn đánh giá cao GH – SKVK về tính nhất quán.

Hôm qua có cfs chê vai Giáng Hương của LK. Nhiều người vô phản bác lắm còn mình thì hoàn toàn đồng tình với chủ cfs. Không phải chê LK dở nhưng may be cách lí giải nhân vật của cổ hoặc Thiên Đăng không giống với Giáng Hương của các bậc cây đa cây đề Thanh Nga hay Phượng Liên, Mỹ Châu. Bản thân mình thì cảm thấy rõ ràng Giáng Hương phải tự tin, không có chuyện cổ thiếu tự tin trước khi cổ biết Lĩnh Nam thật sự sẽ kết hôn với Mỹ Tiên.

Thêm nữa, Ba Hoài (Hữu Châu) và cô Sáu (Hoàng Trinh) át quá mạng. Hồi xem NXNX 34, cảm giác mắt chú Lộc lấp lánh sao trời thôi thì còn đỡ. Tới vở này cả Lĩnh Nam, Ba Hoài và cô Sáu đều @@, nhìn mê mải luôn. Đoạn Giáng Hương phía trước, Ba Hoài đi phía sau mà spotlight Ba Hoài là thấy thua tập 1. Đoạn Giáng Hương ôm Giáng Kiều mà chỉ thấy mắt bà quàng hậu của vua bọ cạp mắt lấp lánh trời sao là thua tập 2. Đoạn ánh sáng tập trung hết vô 3 người trước mà Ba Hoài vẫn hút mắt dù đứng trong tối thui khóc nghẹn là thua toàn tập.

Nói chung cái lấp lánh nhấp nháy này hơi tâm linh xàm xí (do mình) nhưng mình thực sự thấy được ==. Giờ nhớ lại vẫn thấy sướng rơn người vì coi được mấy khoảnh khắc ấy. Ngoài Thúy Ma Ma, quàng hậu và Mỹ Lệ Tuyền thì Mỹ Tiên của Vân Trang cũng rất ổn áp. Xuất hiện ít thôi nhưng đẹp de kêu =)). Biết cổ đẹp xưa giờ rồi nhưng lần này vẫn bất ngờ.

Mấy diễn viên còn lại ok. NS Hương Giang đóng Liễu Mỹ Huệ lố lố như Thoại Miêu hồi xưa, dễ thương lắm. Nhạc cũng hay. Nhớ đợt phỏng vấn nào đó lúc mới lập Thiên Đăng, NS Thành Lộc có nhắc đến Broadway, đúng là có cảm giác ấy lắm, từ sân khấu đến dàn dựng ❤ Hi vọng Thiên Đăng sẽ tiếp tục mấy vở thế này.

À, bữa trước thấy topic hỏi Lĩnh Nam yêu Giáng Hương hay Mỹ Tiên mình còn @@. Coi xong thì hiểu :))

“Tiên hứa là sẽ giúp tôi quên đi Giáng Hương và tôi đã theo Tiên”

Btw, dù không có đoạn đối thoại cuối nhưng cảnh hát kết vở đỉnh lắm lắm!

Lời chú của AmNhac.fm: Nguyễn Phương là người đã từng cộng tác chung dưới bảng hiệu đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong 3 thập niên 1940-1970. Ông đang định cư tại Canada và từng phụ trách mục Cổ Nhạc của đài phát thanh RFA trong nhiều năm. Bài này trích trong quyển Ngũ đại gia của sân khấu cải lương của ông Nguyễn Phương, là một công trình biên soạn công phu với nhiều bài viết có giá trị và nhiều tư liệu quý giá của ông. Bài này viết về cuộc đời của soạn giả, đạo diễn, diễn viên, ông bầu Năm Châu (tức Nguyễn Thành Châu).

Trong lịch sử sân khấu cải lương miền Nam, khi nhắc đến tên những nghệ sĩ tiền phong có công khai sáng và vun bồi cho nền ca kịch cải lương, thì tên tuổi của nghệ sĩ Năm Châu phải được kể ở hàng đầu, trước những tên tuổi lẫy lừng của các nghệ sĩ tài danh cùng thời.

Nhắc tới anh Năm Châu thì hầu như trên lĩnh vực nào của sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương, cũng được người trong giới nghệ sĩ nhìn nhận anh là người đầu đàn, đã khai sáng và đóng góp công lao nhiều nhất.

Anh vừa là một diễn viên kỳ tài, có nhiều vai tuồng để đời, vừa là một soạn giả có nhiều tuồng hay, vừa là đạo diễn sân khấu đầu tiên áp dụng kỹ thuật tân tiến của sân khấu phương Tây vào nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Anh Năm Châu là bầu gánh nhiều đoàn hát lớn, đã đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ kế thừa, những hạt ngọc của sân khấu cải lương, kịch nói, phim ảnh trong các thập niên 1950, 1960, 1970, 1980. Anh cũng là giáo sư kịch nghệ đầu tiên của trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, phân khoa kịch nghệ từ khi ông Nguyễn Phụng đảm nhiệm chức vị giám đốc trường này (1962). Và dĩ nhiên, không thể không nhắc tới những thành công của anh trên lĩnh vực phim ảnh, phim tuồng cải lương và trong việc chuyển âm, lồng tiếng cho các phim nước ngoài khi nghệ thuật này mới phôi thai ở nước ta trong những năm 1950-1960.

Hoàng Giang (Đổng Trác); Kim Cúc (Điêu Thuyền); Ba Vân (Tư Đồ)trong vở Phụng Nghi Đình. Ảnh: Huỳnh Công Minh.

Viết về tiểu sử và sự nghiệp nghệ thuật của một bậc kỳ tài như anh Năm Châu, thì một người dù hiểu biết sâu sắc đến đâu, có trí nhớ tuyệt diệu cách nào cũng khó có thể viết cho chu đáo, đầy đủ, mạch lạc.

Anh Năm Châu, tên thật Nguyễn Thành Châu, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1906, tại tổng Thuận Trị, làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Thân phụ của anh là một công chức Tòa Bố, tỉnh Mỹ Tho, vì làm mếch lòng Tỉnh trưởng nên bị thuyên chuyển ra làm việc ở đảo Phú Quốc, tỉnh Rạch Giá.

Lúc anh Năm Châu học năm thứ hai Ban Thành Chung trường Trung học Mỹ Tho, nhân dịp nghỉ hè, anh ra Phú Quốc thăm cha. Đến ngày tựu trường, vì bão tố, tàu bè không trở về đất liền kịp ngày nhập học, anh bị trễ nên bị cúp học bổng và bị đuổi. Gia đình định cho anh tiếp tục học ở trường Taberd, nhưng anh quyết định tự lập, theo nghiệp cầm ca, gia nhập gánh hát thầy Năm Tú năm 1922.

Ở bài viết này, tôi chỉ đề cập những mối tình sân khấu của anh Năm Châu và ảnh hưởng của những cuộc tình đó trong các tác phẩm anh sáng tác.

Người vợ đầu tiên: cô Sáu Trâm, nữ diễn viên tài danh của gánh hát Tập Ích Ban.

Cô Sáu Trâm là người Hoa lai Việt (Triều Châu), quê ở Thốt Nốt, Long Xuyên.

Đại đa số đào kép mà ông bầu Hai Cu quy tụ dưới bảng hiệu Tái Đồng Ban là dân Mỹ Tho, mà trước đó là người đã cộng tác với gánh Nam Đồng Ban, cũng do ông làm bầu. Con trai của ông Hai Cu là kép chính Hai Giỏi chết (Hai Giỏi là người chồng đầu tiên của nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ). Ông Hai Cu cho rã gánh hát Nam Đồng Ban. Năm sau, ông lấy xác gánh Nam Đồng Ban, thành lập đoàn Tái Đồng Ban với thành phần đào kép như: Phùng Há, Ba Nhàn, Ba Liên, Ba Điều, Tư Nhỏ, Sáu Trâm, Sáu Tị, và Năm Châu, Tám Mẹo, Ba Du, Tư Út, Từ Anh, Hai Ngởi, Hai Bông, Bảy Nhiêu, Tư Thới. Anh Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) gia nhập Tái Đồng Ban với tư cách là nhạc sĩ đàn đản.

Sáu Trâm thủ vai Bạch Thu Hà và Năm Châu, vai Võ Đông Sơ tuồng Giọt máu chung tình là cặp đào kép ăn khách nhất lúc bấy giờ. Sáu Trâm ca, diễn theo lối hát Tiều, ảnh hưởng cũ của gánh Tập Ích Ban, nhiều động tác tượng trưng “tả ý” như lối hát bội. Anh Năm Châu phải chỉ dẫn, tập luyện lại cho Sáu Trâm để khi ca, diễn chung, ăn ý, rặp ràng với nhau.

Khi Năm Châu và Sáu Trâm trở thành cặp đào kép diễn xuất ăn khách nhất thì mối tình đầu nảy nở, anh Năm Châu và chị Sáu Trâm trở thành cặp vợ chồng xứng lứa vừa đôi nhất trong giới nghệ sĩ cải lương lúc bấy giờ.

Lúc đó, anh Tư Chơi, nhạc sĩ, kềm cặp dạy cô Phùng Há ca, luyện giọng cũng yêu nhau. Kết quả: Trương Bửu Chánh ra đời (1927). Cô Bửu Chánh về sau, có về quê nội bên Hạc San (Trung Hoa) và được dì ruột của Bửu Chánh là bà Trương Liên Hảo (có người chồng phú gia họ Lý), nhận Bửu Chánh làm dưỡng nữ và cải họ lại là Lý Bửu Chánh.

Cô Phùng Há ca diễn và sắc vóc đẹp hơn cô Sáu Trâm nên vô tình đẩy cô Sáu Trâm xuống hàng “đào nhì”. Năm Châu lại tỏ ra quá quyến luyến, chỉ lo dạy cho cô Phùng Há nên cô Sáu Trâm ghen, buồn duyên tủi phận, âm thầm rời gánh hát đột ngột. Anh Năm Châu và nhiều bạn bè của anh đổ xô đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng bặt mất dạng cô Sáu Trâm.

Từ trái sang: Kim Cúc (Tây Thi), Năm Châu (Ngô Phù Sai)Trong vở Tây Thi gái nước Việt. Ảnh: Huỳnh Công Minh.

Khi có dịp gặp lại cô Sáu Trâm (24 năm sau), tôi tò mò hỏi chuyện ngày xưa. Cô Sáu Trâm kể: “Lúc đó, tôi ghen quá, trở về quê nhà ở Long Xuyên, cũng có ý đợi “ảnh” xuống rước trở lên gánh hát. Nhưng rồi “ảnh” mê sân khấu hơn vợ nhà. “Ảnh” theo gánh hát miết. Tôi cũng không thể tự mình trở lại gánh hát, thành ra tôi ở với má tôi. Khi biết anh Năm Châu sống chung với cô Tư Sạng và có với nhau một đứa con, tôi trở lại nghề hát, trong lòng nuôi ý định là sẽ hát hay hơn chị Phùng Há hay cô Tư Sạng, đó là vì tự ái nghề nghiệp và cũng là cái ý ganh tỵ của một người đàn bà, muốn làm cho mình đẹp hơn, giỏi hơn tình địch của mình.

Tôi đi theo gánh hát Văn Hí Ban, rồi gia nhập lại gánh hát Tập Ích Ban 2, nhưng tôi càng ngày càng hiểu rõ là khi một người đàn ông đã bỏ vợ, có thêm một người vợ khác, đẹp hơn, giỏi hơn người vợ cũ thì người cũ khó bề giành lại được chồng mình. Nhất là trong nghề ca hát, nếu không có thầy tuồng nâng đỡ, dìu dắt, không có bạn đồng diễn đồng sắc, đồng tài thì diễn viên khó có thể thành công lớn. Nghĩ vậy nên tôi giải nghệ, không theo gánh hát nữa, tôi trở về Long Xuyên, giúp má tôi trong việc buôn bán”.

Những khi đoàn Việt Kịch Năm Châu hát ở Cần Thơ, anh Năm Châu và cô Sáu Trâm không trực tiếp gặp nhau mà chỉ gởi quà tặng hoặc những lời thăm hỏi, chứng tỏ là giữa họ chỉ còn lại một chút tình tri ngộ năm xưa.

Anh Nguyễn Thành Văn, con của danh ca Tư Sạng, nay lại là người thay mặt cho mẹ, đứng ra phụng dưỡng cô Sáu Trâm, có lẽ là để bù đắp lại những thiệt thòi mà mẹ anh đã gây ra cho cô Sáu Trâm. Dẫu sao, đó cũng là một hành động đẹp giữa những nghệ sĩ với nhau.

Người vợ thứ hai: Đệ nhất nữ danh ca tiền phong Tư Sạng

Cô Tư Sạng tên thật là Đoàn Thị Sạng, sinh quán tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Năm 1925, cô gia nhập gánh hát Trần Đắc của ông Trần Đắc Nghĩa, cùng với những nghệ sĩ tài danh Năm Châu, Tư Chơi, Tư Út, Từ Anh, Phùng Há, Năm Kim Thoa. Trên sân khấu, cô Tư Sạng chỉ là đào nhì, đứng sau cô Phùng Há, nhưng trên địa hạt dĩa nhựa thì cô được chủ gánh, hãng dĩa, các giới mộ điệu và khán giả tặng danh hiệu đệ nhất nữ danh ca.

Cô được khán giả lục tỉnh và Sài Gòn biết đến và ái mộ trong các tuồng Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Trang Tử Cổ bồn ca, Hạnh Ngươn cống Hồ, Lưu Yến Ngọc cứu cha… trên sân khấu cũng như các dĩa hát của thầy Năm Tú tại Mỹ Tho. Dĩa hát mang nhã hiệu Pathé (78 tours) đường kính khoảng một gang rưỡi, phải dùng kim có gắn hột saphir ở đầu mới hát được. Vô đầu dĩa hát, bao giờ cũng có câu quảng cáo như sau: “Đây, bạn hát cải lương thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, hát cho hãng Pathé – phono nghe chơi, tuồng…”

Trong những thập niên 1930, 1940, vì phương tiện giao thông thiếu kém, các đoàn hát bội và cải lương ít đến được các quận, huyện xa trục lộ giao thông để hát nên ở các vùng đó, khi có tiệc vui, những dịp cưới gả, người ta dùng máy hát dĩa, hát những tuồng bộ và những bài ca vọng cổ để mua vui. Do đó, tuy chưa được biết mặt nhưng họ đã biết danh những giọng ca vàng và rất mến mộ các nghệ sĩ như cô Tư Sạng, cô Tư Được, cô Hai Đá, nghệ sĩ Hồng Châu, Thanh Tao, Tư Út, Năm Châu…

Giọng ca của cô Tư Sạng trong trẻo, dịu dàng nhưng chứa đựng một tình cảm não nùng ai oán, nên khi ca những bài tâm sự của người phụ nữ sầu tình thì bộ dĩa nào cũng bán rất đắt.

Đến nay, đã hơn 60 năm qua, những người từng mê giọng ca của cô Tư Sạng vẫn còn nhắc mãi các bộ dĩa hát của cô ca như: Đêm khuya trông chồng, Mẹ dạy con, Xử tội Bàng Quý Phi. Thời gian này, soạn giả Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) sáng tác vở cải lương Giá trị và danh dự, và soạn giả Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi), sáng tác vở Khúc oan Vô Lượng, Lỡ tay trót đã nhúng chàm (Năm Châu, Tư Sạng và cô Năm Kim Thoa thủ các vai chính), ứng dụng bản Dạ cổ hoài lang nhịp tư vào trong tuồng, khiến cho khán giả yêu thích cải luơng càng say mê trước lối diễn cũng như giọng ca của cô Tư Sạng, cô Phùng Há, cô Năm Kim Thoa…

Kim Cúc – Năm Châu – Phùng Há trong vở Tuyết Băng và bạo lực.Ảnh: Huỳnh Công Minh.

Anh Năm Châu là một diễn viên có tài, sắc vóc đẹp, cao lớn như Tây, lại là một soạn giả có nhiều vở tuồng hay, đích thân chỉ dạy cho các đào kép khác ca, diễn nên anh được các cô đào hát và nữ khán giả si mê, theo đuổi… Có lẽ, anh là người quá say mê nghệ thuật sân khấu nên chỉ có người phụ nữ tài danh, “thinh sắc lưỡng toàn” mới lọt được vào cặp mắt xanh của anh.

Năm 1935, ông Ngô Văn Mạnh (tự Năm Mạnh) thành lập hãng dĩa ASIA. Ông Năm Mạnh ký giao kèo độc quyền với cô Tư Sạng và đã tung ra thị trường bộ dĩa tròng kim nhũ chữ đen với nhan đề là Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân báo phu cừu do các danh ca Tư Xe và Tư Sạng ca.

Trong bộ dĩa 20 câu vọng cổ Xử tội Bàng Quý Phi, cô Tư Sạng đã làm rơi lệ biết bao thính giả khắp miền sông nước Cửu Long với một giọng ca âu sầu tha thiết, Bàng Qúy Phi – Tư Sạng van xin chồng là vua Tống Nhơn Tông tha cho cha khỏi chết theo lệnh Tam Ban Trào Điển, đã gợi cho người nghe một mối thương tâm ai oán, não nùng.

Những năm tháng tên tuổi của nam đệ nhất danh ca Út Trà Ôn nổi tiếng qua bộ dĩa Tôn Tẫn giả điên (tròng trắng, chữ đen) nhịp 16 đợt đầu thì nữ đệ nhất danh ca Tư Sạng cũng nổi danh qua dĩa Đêm khuya trông chồng, và nhất là bộ dĩa mà nhạc sĩ Bảy Hàm đờn guitare độc chiếc, dây Rạch Giá cho cô Tư Sạng hát 20 câu vọng cổ Tình mẫu tử, với những lời lẽ vô cùng xúc động khi mẹ dạy con.

Với trên 100 bộ dĩa trong những năm tháng dài cộng tác với hãng dĩa, cô Tư Sạng thật xứng đáng với danh hiệu nữ đệ nhất danh ca thời tiền chiến.

Cô Tư Sạng xa rời sân khấu trình diễn, để có thời gian thu thanh cho hãng dĩa. Và cô đã rời bỏ anh Năm Châu dù hai người đã có chung với nhau năm đứa con. Sau đó, cô Tư Sạng trở thành vợ thứ của ông Năm Mạnh.

Anh Năm Châu rất đau buồn trước sự gãy đổ hạnh phúc gia đình, nỗi đau đớn, hận tình được bộc lộ ngay trong sáng tác của anh.

Xin có điểm lưu ý là từ năm 1923 đến năm 1936, những tuồng cải lương hoặc thoại kịch của anh Năm Châu sáng tác đều mượn cốt chuyện trong truyện Trung Hoa, hoặc phóng tác theo kịch của Pháp, của Anh. Tuồng viết chung với anh Tư Trang là tuồng dã sử, hoặc chuyện tình ở nông thôn giữa kẻ phú hào và người cày thuê cấy mướn.

Sau khi bị cô Tư Sạng phụ tình, đến năm 1937, anh Năm Châu sáng tác vở kịch Phũ phàng sau thành tuồng cải lương Men rượu hương tình, nội dung nói về cô đào hát tham tiền, phụ rẫy người chồng là nghệ sĩ nghèo, để chạy theo kẻ khác giàu sang. Anh chồng kép hát vẫn đeo đuổi theo nghiệp cầm ca, giải buồn bằng men rượu, và gục chết trên sân khấu sau đêm diễn tuồng. Những lời than thân, oán trách người tình được viết rất công phu, nói lên nỗi lòng day dứt giữa sự chọn lựa: đeo đuổi sự nghiệp cầm ca hay bỏ cái nghề ca hát để theo đuổi người tình? Rõ ràng, đây chính là nỗi lòng của tác giả.

Theo http://honvietquochoc.com.vn