SVVN - Ngày 12/11, GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP. HCM,  được áp dụng từ năm 2025. Cấu trúc và nội dung cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan…

Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?

Đây là một kỳ thi đánh giá năng lực dành cho những học sinh cấp Trung học phổ thông, do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, là một kỳ thi độc lập, không gắn với quy trình xét tuyển đại học. Kết quả của kỳ thi này được sử dụng làm căn cứ để thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành và trường đại học theo Đề án tuyển sinh riêng của từng trường.

Bài thi đánh giá năng lực dựa trên chương trình giáo dục phổ thông, tập trung vào ba nhóm năng lực chính, đó là:

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Dự kiến, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức 4 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là năm thứ hai Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng.

Lệ phí thi là 115.000 đồng/môn thi/thí sinh. Kỳ thi bao gồm 6 môn độc lập là Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Sử và Địa. Môn Toán có thời gian làm bài là 90 phút, các môn còn lại là 60 phút, tất cả đều sẽ theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm TPHCM

Năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực, tăng thêm một đợt so với năm trước. Thí sinh sẽ đăng ký thi và nộp lệ phí trực tuyến. Kỳ thi sẽ được tổ chức trên máy tính tại các điểm thi do trường quy định.

Nội dung kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt bao gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh. Đối tượng tham gia kỳ thi là học sinh lớp 11, lớp 12 và những cá nhân có mong muốn tìm hiểu về kỳ thi.

Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được dùng để xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của trường, kết hợp với kết quả học tập trung học phổ thông. Điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển vào ngành học tương ứng. Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt có hiệu lực trong 2 năm. Do đó, học sinh lớp 11 có thể đăng ký tham gia kỳ thi và sử dụng kết quả xét tuyển cho năm tiếp theo.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 2 đợt thi trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, với nhiều địa điểm thi được mở rộng để tạo thuận lợi cho thí sinh.

Ngày 7/4/2024, đợt 1 của kỳ thi sẽ diễn ra tại 24 tỉnh, thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Trong đợt 2, ngày 2/6/2024, kỳ thi sẽ được tổ chức tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang. Bài thi bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài là 150 phút.

Đề thi sẽ tập trung vào việc đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không yêu cầu học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng theo phong cách tương tự các kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm ba phần:

Số lượng các trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển và chỉ tiêu dành cho kỳ thi này ngày càng tăng qua từng năm. Đây là kỳ thi có quy mô lớn nhất, với hơn 133.000 lượt thí sinh tham gia năm ngoái.

Năm 2023, ngoài 10 trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (mỗi trường dành ít nhất 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này), còn có thêm 87 trường đại học và cao đẳng khác tham gia sử dụng kết quả kỳ thi này. Năm 2024, dự kiến số lượng các trường đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi sẽ tiếp tục tăng để mở rộng cơ hội tuyển sinh cho thí sinh. Lệ phí thi là 300.000 đồng/lần thi.

Kỳ thi riêng của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Kỳ thi riêng của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức các tổ hợp môn riêng biệt cho từng ngành học. Thí sinh sẽ thi các môn theo tổ hợp tương ứng với ngành đã đăng ký.

Điều kiện dự thi yêu cầu thí sinh có điểm trung bình lớp 11 và 12 của các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 6,5 trở lên.

Các chương trình song bằng yêu cầu học sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 60 trở lên. Đặc biệt, đối với ngành Dược học, điểm trung bình phải từ 7,0 đến 8,8 và có IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT từ 35 trở lên.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Việt Đức

Kỳ thi đánh giá năng lực TestAs (Test for Academic Studies) là kỳ thi riêng của Đại học Việt Đức, dự kiến tổ chức vào tháng 5 năm nay. Kỳ thi bao gồm hai bài thi viết: một bài thi cơ bản (Core Test) và một bài thi chuyên ngành (Subject Specific Test).

Thí sinh sẽ đăng ký bài thi tương ứng với ngành học, bao gồm các lĩnh vực: Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, và Kinh tế.

Kết quả tổng hợp của kỳ thi hoặc chứng chỉ TestAS hợp lệ sẽ được tính theo tỷ lệ: 40% từ bài thi cơ bản và 60% từ bài thi chuyên ngành. Kỳ thi TestAS có mặt tại hơn 50 quốc gia, với hơn 300 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này. Lệ phí thi là 50 Euro (khoảng 1,2 triệu đồng) cho một bài thi chuyên ngành.

Ôm chắc kiến thức cơ bản nhất, từ khóa thi năng lực không thể bỏ qua là SGK thông qua khóa nền tảng. Thi năng lực mà không hiểu bản chất kiến thức cơ bản coi như thất bại ngay từ đầu nhé các em.

Quét tất cả dạng bài thông qua luyện từng phần của bài thi đánh giá năng lực

Luyện đề xịn sò giao diện y như thật, thử tâm lý, học phân bổ thời gian và nhiều kinh nghiệm sẽ tự đúc rút từ việc thực chiến.

Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiều thay đổi như: giới hạn số lần dự thi của thí sinh và không hỗ trợ lệ phí thi như năm 2022, số lần dự thi... Lịch thi cụ thể như sau:

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An

Thí sinh đăng ký dự thi tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn/ hoặc http:/hsa.edu.vn/ và chọn ca thi tương ứng.

Hệ thống đăng ký ca thi chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm.

Lệ phí đăng ký và dự thi nộp trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi.

Sau 96 giờ thí sinh không nộp lệ phí, ca thi sẽ tự động hủy.

Chi tiết hướng dẫn đăng ký dự thi và nộp phí đăng ký dự thi xem tại http://khaothi.vnu.edu.vn/.

Hệ thống cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12/2023).

Hai lượt thi cách nhau liền kề tối thiểu 28 ngày.

Ca thi sẽ tự động đóng khi đã hết chỗ đăng ký.

Lệ phí dự thi năm 2023 là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi (Năm trăm ngàn đồng/thí sinh/lượt thi).

Lệ phí đã nộp không hoàn lại với bất kỳ lí do gì.

Thí sinh đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí.

Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Năm nay, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tiếp tục giữ 17 địa điểm thi tại các tỉnh, thành như năm 2022, gồm TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Đồng thời dự kiến mở rộng thêm địa điểm thi tại tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Kỳ thi này dự kiến tiếp tục tổ chức 2 đợt. Đợt 1 vào ngày Chủ nhật (26/3/2023) và đợt 2 vào ngày Chủ nhật (28/5/2023). Cổng đăng ký dự thi (đợt 1) sẽ được ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở vào ngày 1/2/2023 trên trang https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn.

Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức làm 3 đợt: đợt 1 tổ chức vào tháng 5/2023 tại Hà Nội. Đợt 2 vào tháng 6/2023 tại Hà Nội. Đợt 3 tổ chức vào tháng 7/2023 tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Ở kỳ thi của Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi hoàn thành, các thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 2 năm và được đăng ký xét tuyển vào trường đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.

Năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy, 6/5/2023.

Về địa điểm thi, thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tại 1 trong 2 điểm sau:

Điểm thi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điểm thi Trường Đại học Quy Nhơn, địa chỉ: 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định.

Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực chuyên biệt, vào tháng 4 và tháng 6. Hình thức, nội dung bài thi và địa điểm tổ chức vẫn được giữ như năm 2022.

* Theo thông báo của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), năm 2023 trường sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do USTH tổ chức; Xét tuyển thẳng theo đề án của Trường; Xét tuyển trên kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các ngành đào tạo về khoa học – công nghệ.

Năm nay, nhà trường dự kiến tuyển sinh 19 chương trình đào tạo đại học lĩnh vực khoa học công nghệ, với 950 chỉ tiêu, tăng 12,5% so với năm 2022. Ứng viên có điểm bài kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được tham dự vòng phỏng vấn với Hội đồng tuyển sinh của USTH. Thí sinh có thể lựa chọn phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Thí sinh ứng tuyển các chương trình song bằng sẽ phải tham gia thêm một vòng phỏng vấn riêng bằng tiếng Anh. Nhà trường lưu ý, không tuyển sinh chương trình Kỹ thuật Hàng không và các chương trình song bằng thông qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Về đối tượng tuyển thẳng, USTH áp dụng chính sách tuyển thẳng theo quy định.

*Lịch tuyển sinh có thể thay đổi và sẽ được cập nhật trên website của Trường. Kết quả xét tuyển thẳng, kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả phỏng vấn sẽ được thông báo tới thí sinh qua email và trên website của Trường.

**Thời gian nhận hồ sơ đợt 3 sẽ điều chỉnh theo lịch công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.

Năm 2023, một số cơ sở giáo dục đại học cho phép công nhận kết quả chéo của nhau. Theo đó, thí sinh muốn xét tuyển vào trường này có thể dự thi kỳ thi của trường kia rồi sẽ được công nhận, xét tuyển như đối với các thí sinh khác và ngược lại.

Đơn cử như: Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia Hà Nội thống nhất công nhận chéo kết quả bài thi đánh giá năng lực của nhau nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng quyết định công nhận chéo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của nhau.

Đến thời điểm hiện tại, có 9 trường đại học tổ chức các kỳ/bài thi riêng gồm: Kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh; Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh; trường ĐH Việt Đức và các trường thuộc Bộ Công an; Kỳ thi riêng của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Trong số đó, bài thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh hiện chỉ dành để xét tuyển vào các ngành học trong trường. Thí sinh không thể sử dụng kết quả thi này để xét tuyển vào các trường đại học khác.

Đề thi đánh giá tư duy - ĐH Bách khoa