Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.
Nhu cầu về nhân lực trong khu công nghiệp tại Hải Phòng
Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng khu công nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực tăng cao. Đặc biệt, các ngành công nghệ đặc thù cần nhân lực có tay nghề cao và khả năng chuyên môn đáp ứng được nhu cầu công việc.
Theo Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, trong khoảng nửa đầu tháng 3/2024 nhu cầu tuyển dụng lao động tại các khu công nghiệp Hải Phòng vẫn tiếp tục tăng, gấp hơn 2 lần so với tháng 2. Trong đó, có ngành may, sản xuất linh kiện điện tử, lao động phổ thông…
Cụ thể, đợt 1 tháng 3/2024, tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của 30 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm 3.572 lao động. Trong đợt tuyển dụng này, phần lớn các doanh nghiệp cần lao động phổ thông (chiếm 2.830/3.572 lao động), như cầu nhân sự cần có chuyên môn kỹ thuật bậc trung là 550 vị trí. Ngoài ra, số lượng vị trí tuyển cho nhà quản lý và chuyên môn kĩ thuật bậc cao là gần 200 lao động.
Nhu cầu về nhân lực trong khu công nghiệp tiếp tục tăng cao
Đặc biệt, theo ước tính của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thì nhu cầu sử dụng lao động tiếp tục tăng với mức tăng bình quân gần 16% trong các dự án khu công nghiệp. Nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu công nghiệp liên tục tăng là do số lượng nhà đầu tư đến Hải Phòng ngày càng nhiều. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Hải Phòng phát triển mạnh khu công nghiệp
Ngành công nghiệp Hải Phòng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp công nghệ cao, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế địa phương. Hải Phòng khẳng định vị thế là một trung tâm công nghiệp lớn với sức cạnh tranh cao so với cả nước. Hạ tầng khu kinh tế và khu công nghiệp của thành phố được đầu tư phát triển nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại.
Khu công nghiệp của Hải Phòng được đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại
Theo báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) của Hải Phòng ước tăng 15,24% và đứng đầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, quý II/2024, chỉ số IIP của Hải Phòng tăng trên 17%. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hải Phòng thu hút 1,5 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đặc biệt, Hải Phòng đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo và sản xuất có giá trị kinh tế cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Nổi bật trong số đó là Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với khoản đầu tư trên 6 tỷ USD và Tập đoàn Vingroup với nhà máy sản xuất ô tô VinFast, với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Những dự án bđs công nghiệp này không chỉ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố mà còn góp phần đưa Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày một tăng cao.
Định hướng phát triển nhân lực trong khu công nghiệp của Hải Phòng.
Một trong những lợi thế nổi bật của Hải Phòng khi thu hút đầu tư là dân số trẻ với tỷ lệ người lao động trong độ tuổi làm việc cao. Nguồn nhân lực này không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về chuyên môn, đáp ứng được nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, logistics, và dịch vụ.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Hải Phòng đã triển khai các chỉ đạo và định hướng nhằm tăng cường xây dựng các chương trình đào tạo theo năng lực thực hành nghề, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc theo yêu cầu thị trường lao động.
Hải Phòng chú trọng vào hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động
Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo cho lao động nông thôn cũng được thành phố đặc biệt chú trọng, với việc bố trí kinh phí cho các chương trình này. Đến nay, hàng trăm nghìn lao động nông thôn đã được đào tạo ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Kết quả của công tác đào tạo nghề đã góp phần chuyển đổi một bộ phận lao động từ nông nghiệp sang làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhiều lao động nông nghiệp đã đủ trình độ và năng lực để tham gia vào các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ
Định hướng trong thời gian tới, Hải Phòng đang nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời thu hút lao động từ các tỉnh khác.
Cụ thể, một số giải pháp được đưa ra để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ như sau:
Cải thiện cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN): Hải Phòng đang hoàn thiện việc sắp xếp các cơ sở GDNN công lập để làm cơ sở cho việc hoàn thiện Dự án Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thành phố, với định hướng đến năm 2030.
Đổi mới giáo dục nghề nghiệp: Thành phố tiếp tục thực hiện việc đổi mới căn bản và toàn diện GDNN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
Đào tạo và bồi dưỡng lao động: Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại cho người lao động, đồng thời đẩy mạnh tuyển sinh và mở rộng đào tạo theo các chương trình chất lượng cao và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Đẩy mạnh xã hội hóa GDNN và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và thành lập các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố.
Phân luồng học sinh vào GDNN: Phối hợp thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh bậc phổ thông vào học GDNN, gắn liền với nhu cầu thị trường lao động thông qua công tác truyền thông, tư vấn và tuyển sinh.
Nhân lực trong khu công nghiệp tại Hải Phòng không chỉ dồi dào mà còn được đào tạo bài bản, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự kết hợp giữa nguồn nhân lực trẻ, năng động và hệ thống giáo dục phát triển đã tạo nên một môi trường thuận lợi, giúp Hải Phòng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ đầu tư công nghiệp của Việt Nam.
Từ khóa: nhân lực trong khu công nghiệp
Lao động không sử dụng hết tiềm năng
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng tại Việt Nam trong quý I năm 2024 dao động ở mức 4,4%, tương đương khoảng 2,3 triệu người. Trong đó, tỷ lệ này tại khu vực thành thị là 3,9% và khu vực nông thôn là 4,7%. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng nằm trong nhóm tuổi từ 15-34, chiếm 49,0% cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động của nhóm tuổi này trong tổng lực lượng lao động.
Điều này cho thấy một phần lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động trẻ, chưa được khai thác hết khả năng. Việc tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của nhóm lao động trẻ là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế. Các biện pháp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm phù hợp, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giảm tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong tương lai.
Thực trạng nhu cầu lực lượng lao động Việt Nam hiện nay
Lực lượng lao động Việt Nam đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong bối cảnh phục hồi kinh tế với sự gia tăng số lượng lao động có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm đối tượng đặc biệt và sự chênh lệch về kỹ năng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến quý đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 52,4 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 trở lên, tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Con số này phản ánh sự gia tăng đáng kể của lực lượng lao động Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng trong việc thu hút đầu tư và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có đến 51,3 triệu người lao động có việc làm. Mặc dù con số này đã giảm nhẹ 0.25% so với quý trước, chủ yếu giảm ở khu vực nông thôn và ở nam giới tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao. Đặc biệt, số lao động có việc làm hiện nay đã quay trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19, phản ánh sự hồi phục và ổn định của thị trường lao động tại Việt Nam.