Ngày 25/5, Trường Phổ thông dân tộc Nội trú Trung học cơ sở (PTDTNT THCS) Trà Lĩnh (Trùng Khánh) tổng kết năm học 2023 - 2024; chia tay học sinh khối 9 niên khóa 2020 - 2024.

Học Kỳ Quân Đội Trường Nội Trú IVS còn giúp học sinh nghiện game nâng cao tinh thần tự giác trong cuộc sống, học tập cũng như tăng cường tình đoàn kết.

Quân đội Việt Minh trong những ngày tháng 8/1945 tại Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

Cách mạng Tháng Tám gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay sau khi ra đời (ngày 3/2/1930), bằng đường lối đúng đắn và tổ chức chặt chẽ, Đảng đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh quyết liệt với thực dân phong kiến, tiêu biểu là các phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) và đấu tranh đòi dân chủ dân quyền (1936 - 1939). Đến tháng 9 -1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách phát xít quân phiệt thời chiến ở Đông Dương. Lúc này, tình thế cách mạng xuất hiện, Đảng phát động cao trào cách mạng mới nhằm tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã được thành lập, làm nòng cốt để xây dựng quân đội cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Trước diễn biến phát xít Nhật tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Pháp vào ngày 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời họp và ra bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính đã tạo nên tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho điều kiện cuộc khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Hội nghị quyết định phát động một cao trào chống Nhật, cứu nước trong toàn quốc.

Đình làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Ngày 15/5/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau tại địa điểm sau đình làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trong cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân; lực lượng ban đầu gồm 13 đại đội (thống nhất từ các Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Trung đội Cứu quốc quân) và đội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện. Sự ra đời của Việt Nam Giải phóng quân đánh dấu sự trưởng thành mới về tư duy và chỉ đạo công tác quân sự của Đảng ta.

Giữa lúc phong trào cách mạng đang lên cao thì phát xít Nhật liên tục bị bại trận. Ngày 14/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Do dự báo trước diễn biến tình hình, từ ngày 13 đến 15/8/1945, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, quyết định khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương và cử ra Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Ngay đêm 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa.

Đến ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân đã quyết định thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Cả dân tộc với quyết tâm “dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Từ căn cứ địa Việt Bắc, dưới sự chỉ huy của Ủy ban Khởi nghĩa, Việt Nam  Giải phóng quân đã tỏa về các địa phương ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ... cùng phối hợp với lực lượng nổi dậy của quần chúng đánh đổ chính quyền địch, thiết lập chính quyền cách mạng.

Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945. (Ảnh: Tư liệu - TTXVN)

Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi đã kết thúc chế độ thuộc địa gần 100 năm của thực dân Pháp và phát xít Nhật; đưa nước Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới. Sự ra đời của chính quyền cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, đã đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến nửa thuộc địa ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam có một vị thế mới trên trường quốc tế.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

Nói về ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lịch sử dân tộc ta có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô... Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lừng lẫy khắp năm châu, bốn biển”(1).

Nhờ có Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta mới có vị thế như ngày hôm nay. Nhờ có Cách mạng Tháng Tám, Nhân dân ta mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay.

Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn đồng lòng, nỗ lực để kiến thiết và xây dựng tỉnh ngày càng phồn thịnh. (Một góc đô thị TP. Thái Nguyên)

Đặc biệt, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối “Đổi mới” do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới; sức cạnh tranh, tiềm lực và quy mô của nền kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…

Hơn hai năm qua, dù phải đương đầu với muôn vàn khó khăn do đại dịch COVID-19, nhưng kinh tế trong nước vẫn tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh vẫn được bảo đảm, vị thế của Việt Nam vẫn tiếp tục được khảng định trên thế giới. Giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch và tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 của Việt Nam vẫn tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011 - 2021. Với mức tăng này, GDP 6 tháng đầu năm 2022 được kéo lên 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021. Riêng ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 8,48% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 2,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, thời cơ và thách thức đan xen. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, chi phối các mối quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh trên thế giới, như­ng mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định và phát triển vẫn tồn tại. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Càng trong khó khăn, chúng ta càng nhận thức được vai trò to lớn và sự lãnh đạo tài tình của Đảng; chúng ta càng tự hào về Cách mạng Tháng Tám. Ý nghĩa và tầm vóc thời đại của Cách mạng Tháng Tám vẫn sống mãi, tiếp tục là nền tảng, ngọn đuốc soi đường dẫn dắt Nhân dân ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những bài học của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta trong  giai đoạn hiện nay và sau này.

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 14, tr621, tr622.

Đoàn công tác Trung ương còn có ông Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; cùng lãnh đạo một số Ban, bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.

Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai được thành lập năm1992 với mục tiêu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trở thành những người có nền tri thức, kỹ năng sống tốt, tự tin và có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc; học sinh có tinh thần phấn đấu trở thành nguồn cán bộ các cấp của tỉnh Lào Cai.

Hiện trường có tổng số 523 em học sinh, gồm 16 thành phần dân tộc, tỷ lệ tỉ lệ cao nhất là đồng bào dân tộc Mông, Dao; 100% các em học sinh ở Nội trú. Chế độ học bổng các em DTTS được hưởng 80%, dân tộc rất ít người 100% lương cơ bản, nhà trường tổ chức nấu ăn phục vụ cho các em 3 bữa (sáng, trưa, chiều).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi gặp mặt

Từ năm 1992 đến nay, trải qua 31 năm xây dựng và trưởng thành và phát triển có 4.068 học sinh đã và đang được học tập tại mái trường này, trong đó 3.587 học sinh đã tốt nghiệp ra trường, gần 33% đang công tác trong các cơ quan nhà nước, chủ yếu ở tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Góp phần quan trọng tạo nguồn cán bộ có chất lượng cao cho các địa phương trong tỉnh.

Với những kết quả đạt được, năm học 2022-2023 Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Nhà trường liên tục được công nhận là trường tiên tiến, nhiều năm được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, năm học mới 2023-2024, nhà trường được chuyển đến trường mới với đầy đủ cơ sở vật chất như: phòng học, phòng học bộ môn, nhà ký túc xá, khu làm việc, sân chơi bãi tập, nhà ăn, nhà đa năng khang trang hiện đại, đồng bộ, trên diện tích đất hơn 9ha để tổ chức các hoạt động giáo dục.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng thành tích của Nhà trường đạt được trong thời gian vừa qua. Chủ tịch nước cho rằng, việc thành lập, duy trì và mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú của tỉnh là rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và chủ trương đó đang phát huy hiệu quả tích cực.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ân cần nhắc các cháu học sinh cần đoàn kết hơn nữa, đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt, trong học tập để đóng góp trí tuệ, công sức cho quê hương, đất nước.

Chủ tịch nước yêu cầu mỗi cán bộ, thầy cô giáo càng là một tấm gương về tự học về nhân cách, thầy, cô giỏi mới có trò giỏi. Thầy cô cần nhận thức về sự chủ động đổi mới phương pháp, nâng cao kiến thức, không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn các em kỹ năng, lối sống, tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất để phát huy năng khiếu, sở trường khi trưởng thành.

Đối với lãnh đạo tỉnh Lào Cai, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Lào Cai cần tiếp tục bám sát chủ trương của Đảng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để đổi mới, phát triển đất nước; tạo không khí, phát động tích cực hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong ngành giáo dục và đào tạo.

Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể giáo viên và học sinh nhà trường

Nhân chuyến thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã trao tặng bức ảnh Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai cho trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai; trao tặng 20 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó, có thành tích học tập tiêu biểu của Trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai và tặng 65 đầu sách cho nhà trường./.