Bên cạnh những tên tuổi được nhiều người biết đến như nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng, ca sĩ Đoan Trang… trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) còn là "cái nôi" của nhiều thế hệ "con nhà người ta" với bảng thành tích siêu ấn tượng cả về chất lượng lẫn số lượng, đặc biệt là khả năng "bỏ túi" loạt học bổng đáng ngưỡng mộ.
Thầy cô "tung chiêu" với sinh viên lười đọc
Cô Jones cho biết những năm gần đây, cô điều chỉnh cách giảng dạy và giáo trình của mình để phù hợp với những gì cô cho là khả năng đọc của sinh viên đang suy giảm. Một trong các cách của cô là "đối thoại liên tục" với sinh viên. Ngoài ra, cô chỉnh sửa lại độ dài các văn bản mà cô giao cho sinh viên đọc. Cô viết ít sách hơn và có nhiều truyện ngắn hơn cho sinh viên.
Trong khi đó, ông Kotsko chọn lọc và có chủ ý hơn về những gì ông đưa vào danh sách đọc cho sinh viên.
Antonio Byrd, người dạy môn viết tại Đại học Missouri-Kansas, chia sẻ kể từ năm 2020, ông đã xếp sinh viên vào các nhóm đọc sách, trong đó mỗi sinh viên chọn một vài bài đọc được giao trong tuần và cung cấp bản tóm tắt cho các bạn cùng nhóm.
Ông cũng sử dụng các công cụ chú thích kỹ thuật số cho phép sinh viên nhận xét trực tuyến về bài đọc và tương tác với nhận xét từ các bạn cùng lớp. Kotsko yêu cầu sinh viên chụp ảnh các chú thích văn bản của họ và nộp chúng dưới dạng bài tập, một phương pháp mà ông cho rằng khá hiệu quả.
Casey Boyle, phó giáo sư môn hùng biện và viết văn tại Đại học Texas ở Austin, thì khuyến khích các lớp học của mình áp dụng "quy trình tổng quan" để đọc, hiểu cách tổ chức văn bản và đọc lướt phần giới thiệu cũng như kết luận của văn bản trước khi đi sâu vào cốt lõi của nó.
John Edwin Mason, giáo sư lịch sử tại Đại học Virginia, cho biết ông thiết kế các câu hỏi để kiểm tra xem sinh viên có đọc hết toàn bộ văn bản hay không và đang cân nhắc trở lại với các câu đố "mặc dù tôi rất bực bội với chúng khi còn là học sinh".
Với những sinh viên gặp khó khăn với bài đọc, Mason thường hỏi: "Em có tắt điện thoại không?". Thường thì sinh viên tỏ ra sốc và Mason đồng cảm vì suy cho cùng, "thế hệ trước không có điện thoại để tắt".
Tôi có thói quen dành khoảng ba mươi phút mỗi ngày cho việc đọc sách. Ngày lễ Tết cũng vậy. Cho dù bận cách mấy, tôi cũng cố gắng thu xếp để giữ thói quen đã hình thành từ nhỏ.
Khi chuẩn bị nhập học, tân sinh viên năm 1 sẽ có rất nhiều băn khoăn, vì các em phải tiếp xúc với nhiều khái niệm mới mà mình lần đầu được nghe tới, một trong số đó chính là giảng đường đại học. Mình sẽ học trong giảng đường cùng các bạn khác, nhưng giảng đường đại học là gì, có bao nhiêu sinh viên, khác thế nào so với lớp?
Giảng đường dịch sát nghĩa sẽ là “nơi để giảng dạy/truyền đạt kiến thức”, đây cụm từ phổ biến dùng để chỉ địa điểm học tập của sinh viên đại học, nó là một phòng học rộng, với sức chứa rất lớn, khá đông sinh viên cùng ngồi học tại đó. Khi lên đại học, cụm từ giảng đường sẽ được sử dụng phổ biến hơn lớp, sinh viên gặp nhau thường nói mình là bạn cùng giảng đường/ khác giảng đường, hoặc hỏi nhau rằng bạn học ở giảng đường nào, tức là hôm nay học ở phòng nào?
Sau khi hiểu giảng đường đại học là gì, thì không ít sinh viên tiếp tục thắc mắc rằng vì sao không dùng lớp luôn cho tiện, cho quen thuộc, mà phải thay thế bằng cụm từ giảng đường để làm gì, vừa dài dòng, vừa lạ lẫm. Vậy giữa lớp và giảng đường khác nhau thế nào? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong phần tiếp theo nhé!
Học trong giảng đường đông sinh viên có hiệu quả không?
Khi chứng kiến số lượng sinh viên đông như trên cùng học chung trong 1 giảng đường, thì không ít phụ huynh và sinh viên lăn tăn về chất lượng đào tạo, sợ rằng ngồi học trong giảng đường đông như thế thì sẽ khó lòng tiếp thu kiến thức, giảng viên khó lòng theo sát sinh viên. Quan điểm này cũng có phần đúng và phần chưa đúng, đồng ý rằng khi hàng trăm sinh viên cùng học thì chất lượng sẽ không tốt bằng lớp khoảng 40-50 bạn, tuy nhiên, giảng viên đại học thường đã có nhiều năm giảng dạy nên hoàn toàn làm chủ được bài giảng, họ đã quá quen với việc truyền đạt kiến thức cho hàng trăm sinh viên như thế và vẫn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nếu phụ huynh vẫn còn quan ngại, không muốn con em mình học trong giảng được quá đông sinh viên, thì có thể đăng ký cho sinh viên học các lớp chất lượng cao, học theo lớp chứ không trong giảng đường đông đúc nữa, tất nhiên, mức tiền học phí khi học lớp chất lượng cao cũng sẽ cao hơn nhiều.
Giảng đường thường có bao nhiêu sinh viên học cùng?
Sau khi hiểu rõ giảng đường là gì, khác biệt thế nào so với lớp, thì chúng ta sẽ tiếp tục giải đáp xem giảng đường đại học thường có bao nhiêu sinh viên học cùng? Sẽ khó lòng trả lời con số cụ thể, vì điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng lớp được gộp vào cùng giảng đường, cụ thể như sau:
Khác biệt giữa lớp và giảng đường ở đại học
Khi lên đại học, sinh viên vẫn được chia thành từng lớp, với sỉ số khoảng 40-50 bạn/lớp. Tuy nhiên, với số lượng sinh viên hàng năm rất đông, trong khi giảng viên lại giới hạn, nên hầu như các trường đại học đều sẽ gộp 2-3 lớp lại để cùng học chung trong 1 giảng đường. Điều này sẽ khiến tân sinh viên năm 1 hú hồn, ngỡ ngàng, khi bước vào giảng đường thấy có rất đông bạn học cùng mình, ban đầu chưa quen nhiều bạn còn thấy bị choáng, bị ngộp, nhưng dần dần khi đã quen với môi trường đại học thì các em sẽ thấy đây là điều hoàn toàn bình thường, tạo nên nét đặc trưng riêng của đại học so với các lớp trung học, phổ thông bên dưới. Vậy là sẽ có 2 khác biệt chính, đầu tiên, giảng đường có diện tích rộng, sức chưa lớn hơn lớp, tiếp theo, giảng đường sẽ có đông sinh viên hơn lớp, thực tế, đó là nhiều lớp gộp lại để học cùng nhau.
Làm sao để quen với các bạn trong giảng đường?
Khi bước vào một giảng đường quá rộng lớn, bao quanh là hàng trăm bạn sinh viên khác, thì các bạn tân sinh viên năm 1 sẽ dễ rơi vào trạng thái lạc lõng, vì mình chưa có nhiều bạn, thậm chí trong ngày đầu đi học còn chưa quen biết ai. Chính vì thế, không ít tân sinh viên băn khoăn rằng làm sao để làm quen với các bạn trong giảng đường? Đơn giản lắm, các em chỉ cần gạt bỏ sự ngại ngùng sang một bên, thoải mái bắt chuyện với các bạn ấy về các chủ đề liên quan tới học tập, trường đại học, cuộc sống xa gia đình của sinh viên, chuyện tham gia CLB, đi làm thêm, các sở thích chung,… Hãy nhớ rằng các bạn ấy cũng đang trong trạng thái lạc lõng, rất sẵn lòng trò chuyện, kết bạn để có được một nhóm bạn chơi cùng nhau và giúp đỡ nhau trong học tập, nên chỉ cần các em mạnh dạn bắt chuyện thì các bạn ấy sẽ tiếp nối câu chuyện.
Bài viết này đã giúp tân sinh viên năm 1 giải đáp được băn khoăn rằng giảng đường đại học là gì, có bao nhiêu sinh viên, làm sao để quan với các bạn trong giảng đường? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
— + Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. + Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích + Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.
Sáng 12/6, tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Hiệu trưởng Nhà trường TS. [...]