Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp năm 2013 và các luật được Quốc hội ban hành gần đây, ngày 13/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 69/2020/QH14 - Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Luật chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.

Quá trình và thủ tục đi hợp tác lao động Hàn Quốc

là chương trình hợp tác phi lợi nhuận giữa địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc, không có sự tham gia của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy vậy, thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chương trình này để quảng cáo, ký hợp đồng, thu tiền không đúng quy định, hứa hẹn đưa

đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.

Quy định có lợi cho lao động đi làm việc ở Hàn Quốc

Đây là thông tin đáng chú ý vừa được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thông báo. Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.

Theo chính sách này, người lao động nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước từ ngày 30/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024 sẽ được miễn phạt tiền và miễn hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc (mức phạt tối đa 20 triệu Won (khoảng gần 350 triệu đồng) và cấm nhập cảnh Hàn Quốc trong vòng 5 năm.

Chính sách này không áp dụng đối với người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp sau ngày 30/9/2024, người nhập cư bất hợp pháp, người sử dụng hộ chiếu hoặc giấy thông hành giả, người phạm tội, người không thực hiện lệnh xuất cảnh...

Theo ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong quá trình triển khai bản ghi nhớ về đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc từ năm 2016 đến nay, hai nước đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đơn cử như tuyển chọn, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh, để người lao động nhận thức được việc tuân thủ pháp luật, hợp đồng lao động. Đồng thời, thực hiện ký quỹ. Người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) phải ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, hàng năm, hai bên sẽ rà soát để hạn chế tuyển chọn lao động tại một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao tại Hàn Quốc, không được sang nước này làm việc. Trong những năm gần đây, số lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước giảm dần theo lộ trình đã thống nhất giữa hai nước.

Người lao động cẩn trọng trước “bẫy” lừa đảo

Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, trong 2 năm trở lại đây, thị trường Hàn Quốc thu hút nhiều lao động Việt Nam với trên 15.000 người xuất cảnh mỗi năm. Hiện số lượng lao động Việt Nam đang đứng đầu trong 16 nước đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc luôn đứng đầu trong những thị trường lao động thu hút nhiều người lao động Việt Nam trong thời gian qua do mức lương cao, chi phí xuất cảnh phù hợp và môi trường làm việc khá tốt. Riêng trong năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS là hơn 10.000 người, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. 7 tháng đầu năm 2024, số lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc đạt gần 5.800 người.

Theo kế hoạch năm 2024, Việt Nam đưa khoảng 15.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Bên cạnh vấn đề thị trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian qua, dù đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo, song tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc tại nước ngoài vẫn tái diễn. Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc cần liên hệ với các đơn vị uy tín để tìm hiểu thông tin liên quan và làm các thủ tục cần thiết.

Riêng với thị trường Hàn Quốc, hiện nay lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường này theo 4 kênh hợp tác, bao gồm: Chương trình EPS (thị thực E9); lao động chuyên môn kỹ thuật (thị thực E7); thuyền viên tàu cá (thị thực E10); và lao động thời vụ (thị thực C4 và E8).

Trong đó, với chương trình lao động thời vụ, hiện có 17 địa phương gồm: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Cà Mau, Quảng Bình, Hậu Giang, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Nam Định, Đắk Lắk, Yên Bái, Lâm Đồng, Bạc Liêu và Phú Yên đã ký thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc để đưa lao động sang làm việc. Tại các địa phương triển khai chương trình này, việc tuyển chọn, làm hồ sơ, thủ tục và đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc do cơ quan chức năng của địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện.

Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trong quá trình tiếp xúc, cán bộ Trung tâm luôn tư vấn cho người lao động các thông tin để tránh "bẫy" lừa đảo của những đối tượng đang trục lợi từ hoạt động này, song nhiều người lao động cả tin vẫn mắc phải.

Ông Thành cho rằng điều quan trọng nhất với người lao động khi lựa chọn thị trường đi làm việc cần tìm hiểu kỹ thông tin; tình hình hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp đưa đi; các chế độ quyền lợi; đặc biệt là tính pháp nhân pháp lý. Với những đơn vị được quảng cáo đưa đi với mức phí rẻ hơn, mà lại có yêu cầu và chế độ, mức lương tốt cũng cần cân nhắc, không nên vội tin tưởng. Ông Thành nhấn mạnh điều này không chỉ áp dụng với việc lựa chọn đơn vị phái cử đi làm việc tại nước ngoài mà đối với cả khi người lao động tham gia hoạt động tuyển dụng trong nước.

Điều kiện để đi hợp tác lao động Hàn Quốc

Để đăng ký tham gia chương trình hợp tác lao động Hàn Quốc, các ứng viên cần đáp ứng các điều kiện sau:

Xem thêm: Cách đăng ký đi xuất khẩu Hàn Quốc theo Chương trình EPS?

Đăng ký đi hợp tác lao động Hàn Quốc ở đâu theo diện hợp pháp?

Nếu bạn muốn đăng ký đi hợp tác lao động Hàn Quốc một cách hợp pháp, có một số điều cần lưu ý và tìm hiểu. Mỗi năm, Hàn Quốc có nhu cầu tiếp nhận từ 60.000 đến 70.000 người lao động nước ngoài đến làm việc. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc phân bố người lao động sẽ dựa vào mức độ tuân thủ pháp luật và thực hiện hợp đồng của họ.

Đối với người lao động Việt Nam, có một số tỉnh thành như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Quảng Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, và Phú Thọ không được tham gia vào chương trình EPS (Employment Permit System – Hệ thống cấp phép lao động) do có tỷ lệ người lao động không về nước khi hết hạn hợp đồng quá cao, đặc biệt là tỉnh thành có số lượng người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao.

Hiện nay, việc hợp tác lao động Hàn Quốc được thực hiện thông qua Trung tâm Lao động Ngoài nước do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao phó. Điều này có nghĩa là không có tổ chức hoặc cơ quan nào khác có đủ thẩm quyền để đưa người lao động Việt Nam tham gia chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Để đảm bảo tham gia vào chương trình một cách hợp pháp và an toàn, việc liên hệ và tìm hiểu thông tin từ Trung tâm Lao động Ngoài nước là điều quan trọng.

Xem thêm: Chi phí đi xuất khẩu Hàn Quốc 2024 Visa E9 bao nhiêu tiền?