Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc đều là 2 tên gọi danh giá dành cho những học sinh được đánh giá cao trong quá trình học tập suốt một năm học, vậy danh hiệu nào sẽ cao hơn so với cái còn lại. Theo đó tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2020 quy định:
Học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay khá?
Học sinh tiêu biểu có phải là học sinh khá hay giỏi không?
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay khá? Học sinh tiêu biểu là một danh hiệu mới trong quy định đánh giá học sinh cấp tiểu học. Quy định này thay thế quy định cũ lần lượt theo từng năm học cho đến khi hết lớp 5. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu danh hiệu học sinh tiêu biểu có phải là học sinh giỏi hay học sinh khá trong bài viết dưới đây nhé.
Học sinh tiêu biểu có được giấy khen không?
=> Học sinh tiêu biểu hoàn toàn có thể được nhận giấy khen từ phía nhà trường theo quy định pháp luật hiện hành.
Theo như phân tích tại Mục 1, quy định cụ thể tại điểm a Khoản 1 Điều 13 Thông tư 27/2020, nếu như học sinh đạt được danh hiệu học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện thì sẽ được Hiệu trưởng trường tặng giấy khen khen thưởng danh hiệu này.
Tại sao không còn quy định học sinh giỏi ở cấp tiểu học?
Vậy tại sao trong quy định mới lại không còn áp dụng quy định khen thưởng học sinh giỏi nữa?
Cụ thể thì chúng ta cũng biết theo quy định mới phương thức đánh giá dành cho học sinh cấp tiểu học hiện chủ yếu là đánh giá bằng lời, nghĩa là hạn chế đánh giá bằng điểm số. Với phương pháp đánh giá này có ưu điểm là nhằm để các em không bị áp lực về thành tích mà cứ phát huy bản thân và học tập.
Vậy nên các danh hiệu khen thưởng cũng cần thay đổi, những học sinh thật sự xuất sắc mới được trao danh hiệu học sinh xuất sắc. Còn những học sinh ở mức khá, giỏi có một khía cạnh xuất sắc, vượt trội chỉ được trao danh hiệu học sinh tiêu biểu. Danh hiệu học sinh tiêu biểu sẽ phù hợp và khen thưởng đúng thế mạnh của học sinh hơn.
Cũng từ đây có thể thấy học sinh xuất sắc cũng là danh hiệu dành cho học sinh giỏi toàn diện hơn.
Học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay khá?
Học sinh tiêu biểu có phải là học sinh giỏi không?
Cũng căn cứ vào quy định trên thì có thể thấy điều kiện để các em đạt học sinh tiêu biểu là có kết quả học tập đạt mức hoàn thành tốt. Cụ thể tiêu chí đánh giá hoàn thành tốt là:
Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
Mức hoàn thành tốt là mức đánh giá thứ hai trong bốn mức đánh giá dành cho học sinh cấp tiểu học. Có thể thấy trong mức đánh giá hoàn thành tốt có quy định chi tiết là bài kiểm tra định kỳ đạt 7 điểm trở lên, tức là điểm ở mức khá trở lên.
=> Tóm lại, có thể hiểu Học sinh tiêu biểu thực chất không phải học sinh giỏi hay khá bởi 2 danh hiệu này đã không còn được sử dụng để đánh giá kết quả năm học cho học sinh tiểu học theo quy định mới. Tuy nhiên để so sánh ở mức tương đương với quy định trước đây thì học sinh tiêu biểu có thể là học sinh Khá.
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại khá
Theo khoản 2 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại khá như sau:
Theo đó để đủ điều kiện là học sinh khá thì bạn phải đảm bảo 3 điều kiện nêu trên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ trên 6.5 và đảm bảo không có môn nào điểm dưới 5,0 và các môn học khác xét đánh giá đều đạt.
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại khá
Tải trọn bộ các văn bản về điều kiện xếp loại học sinh THPT: Tải về
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại giỏi
Theo khoản 1 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại giỏi như sau:
- Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Như vậy, để đủ các tiêu chuẩn xếp loại giỏi thì phải đảm bảo điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên và đảm bảo không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
* Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên thì điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên.
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại trung bình
Theo khoản 3 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học trung bình như sau:
- Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Như vậy, để đủ các tiêu chuẩn xếp loại trung bình thì phải đảm bảo điểm trung bình các môn từ 5.0 trở lên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên và đảm bảo không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Video Học sinh tiêu biểu là học sinh gì?
Danh hiệu học sinh tiêu biểu là gì?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;
- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
b) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.
=> Như vậy có thể thấy trong quy định này thì học sinh tiêu biểu là một danh hiệu khen thưởng mới dành cho học sinh tiểu học, học sinh được trao danh hiệu này khi có kết quả đánh giá giáo dục ở mức hoàn thành tốt, có thành tích xuất sắc về một môn học hoặc có tiến bộ về phẩm chất năng lực được cả lớp công nhận.
Một số quy định khác về điều kiện xếp loại học sinh
Theo Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học như sau:
(1) Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
(2) Loại kém: Các trường hợp còn lại.
(3) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
Trên đây là một vài quy định khác về điều kiện xếp loại yếu, kém và điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm theo pháp luật quy định.