Chúng ta cùng tìm hiểu một số cách gọi trong tiếng Anh cho ‘cựu học sinh sinh viên’ nha

Liệu ta có thể học tiếng Anh khi ngủ?

Nhiều người cho rằng khi ngủ, toàn bộ cơ quan cũng nghỉ ngơi theo. Vậy thì làm sao có thể học khi ngủ? Một số khác lại cho rằng khi ngủ là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hiếm hoi sau cả ngày làm việc bận rộn. Vì thế, học tiếng Anh khi ngủ là điều tưởng chừng như phi lý, không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng chúng ta thực sự có thể học tiếng Anh khi ngủ nói riêng và học khi ngủ nói chung. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cho những người tham gia khảo sát nghe nhạc khi đi ngủ. Kết quả là sáng hôm sau, họ có thể nhớ mang máng nội dung bài hát và chỉ ra được thể loại nhạc mà họ nghe.

Kết quả cho thấy, ngay cả khi ngủ, chúng ta vẫn có thể học và tiếp thu kiến thức. Vì thế, học tiếng Anh khi ngủ là điều hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được.

“Không biết gì cũng đỗ như mong muốn” !

Không chỉ rao bán khóa “học giả, bằng thật” với tư cách cá nhân, một số đối tượng còn quy tụ lại ở đầu mối nhất định. Như khi liên lạc với các tài khoản Q.H, T.B, L.N... chuyên rao tin ở những hội nhóm sinh viên, chúng tôi đều được giới thiệu đến dịch vụ của trung tâm T.H.A chuyên luyện thi Aptis. Theo miêu tả, đơn vị này có địa chỉ ở cả TP.HCM và Hà Nội, nhưng chỉ dạy “trực tuyến qua Meet để tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian cho học viên”. “Có thu lại (ghi hình) bài học để xem nếu bận”, T.H.A nói.

Cụ thể, trung tâm có các khóa học theo thang điểm yêu cầu, dao động từ 2,1 đến 2,5 triệu đồng và được hỗ trợ 1:1 nếu cần điểm cao. Kỹ năng nói, viết sẽ “tủ đề” trong 4 buổi ở tuần thi, mỗi buổi tối đa 2 tiếng rưỡi. Còn với kỹ năng nghe, đọc, TS sẽ học thuộc đáp án theo số báo danh trước thi 2 ngày. Nếu đồng ý học, người mua sẽ được hướng dẫn đăng ký thi tại ETE Việt Nam, đơn vị được ủy quyền tổ chức và cấp chứng chỉ Aptis.

“Trung tâm cam kết đầu ra nên các bạn phải thuộc đáp án. Đáp án trung tâm gửi các bạn đã được đủ thang điểm C đọc và nghe. Các bạn học thuộc >35/50 (mục tiêu B1) hoặc >=40/50 (mục tiêu B2) mà trượt sẽ được hỗ trợ (tiền học lại tại trung tâm - PV) 50%”, T.H.A thông báo trong nhóm Zalo có đông đảo TS tham gia.

Đặc biệt, ở gói Aptis C, người bán khẳng định: “Viết và nói trung tâm hỗ trợ được phần người chấm. Có người nhà mình nên nâng điểm cho bạn được, còn phần máy chấm (kỹ năng đọc và nghe - PV) thì không. Có bạn không biết gì cũng đỗ như mong muốn, chỗ khác 5 - 6 triệu mà không bằng bên mình đâu”.

Ta nên học gì khi áp dụng học tiếng Anh khi ngủ?

Hiển nhiên là bạn không thể học Speaking, Writing hay Reading khi ngủ được. Vì thế, nếu muốn áp dụng phương pháp này, bạn chỉ có thể rèn luyện Listening mà thôi. Vậy ta nghe gì trong khi vừa học vừa ngủ?

Đây là cách học khi ngủ phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất. Bạn hãy chọn cho mình một bản nhạc yêu thích bằng tiếng Anh, sau đó cắm tai nghe khi ngủ. Lưu ý là bạn nên chọn những bản nhạc có âm điệu nhẹ nhàng, du dương, tránh chọn những bài nhạc điện tử, nhạc EDM,… để không bị ảnh hưởng đến thính giác. Âm lượng bản nhạc cũng nên vừa phải, không nên quá to để sáng hôm sau dậy không bị đau đầu.

Những bản tin ngắn của BBC, VOA,…, là nguồn nghe tuyệt vời khi vừa học vừa ngủ. Giọng đọc rõ ràng, chuẩn Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ,… Không chỉ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mà còn giúp bạn quen với “accent” tiếng Anh. Điều này thực sự rất hữu ích khi nghe tiếng Anh, vì bạn cần phải hình thành phản xạ nghe và tiếp nhận ngôn ngữ thì mới nghe tốt được.

Cách học tiếng Anh này giống như việc các bà, các mẹ vẫn kể truyện cổ tích cho các bé trước khi đi ngủ vậy. Bạn có thể chọn một cuốn truyện ngụ ngôn, cuốn sách bằng tiếng Anh ở chủ đề mình yêu thích. Sau đó áp dụng để học. Việc này không chỉ giúp bạn quen với phát âm tiếng Anh, mà còn giúp bạn thư giãn sau ngày dài làm việc mệt mỏi.

“Học phí” 60 triệu đồng “hỗ trợ” thi TOEIC

Trong tin rao Aptis, nhiều người bán cũng “đính kèm” dịch vụ “bao đậu” những chứng chỉ tiếng Anh khác như VSTEP, TOEIC, với nhiều hình thức gian lận khác nhau, thậm chí thi hộ.

Như tài khoản T.N hiện sinh sống tại Hà Nội cho hay sẽ thi hộ trực tiếp TOEIC cho TS với cam kết đầu ra là 700 điểm.

Nhận “hỗ trợ” thi TOEIC, có hợp đồng cam kết nếu học viên thi không đỗ thì hoàn tiền 100% là những gì tài khoản T.T.Đ thông tin. Đ. cho hay “học tủ” 4 buổi chắc chắn sẽ đạt 550 điểm như chúng tôi yêu cầu, áp dụng với cả địa điểm thi trong trường hay ở IIG Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Q.2), đơn vị được phép triển khai bài thi TOEIC tại Việt Nam. Mức “học phí” mà Đ. nêu ra là 60 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nhiều người bán dù từng rao tin “bao điểm” TOEIC nhưng khi liên hệ thì lại từ chối vì nhiều lý do. Như tài khoản D.N mong chúng tôi “đổi sang bằng khác” như B1, vì “ít bạn thi TOEIC quá nên chị không hỗ trợ nữa”. Mặt khác, M.N dù thông báo nhận thi hộ nhưng khi người viết hỏi thăm cần hỗ trợ ở địa điểm thi ở IIG Việt Nam, người này lập tức “hủy kèo”. “Thi trong trường thì được”, M.N thú nhận.

Tiếp tục hỏi thăm về kỳ thi VSTEP (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo 6 bậc của Việt Nam), tài khoản tên T.T cho biết chỉ hỗ trợ chứ không thi hộ vì “bị phát hiện là cấm thi 2 năm trên toàn quốc”. “Gói hỗ trợ đậu B1 là 6,2 triệu, ôn sát đề phần viết và nói tầm 8 - 10 buổi, còn phần nghe và đọc sẽ gửi mẹo, đáp án trắc nghiệm vào ngày gần thi”, T.T cho hay. Người này chia sẻ không thể công khai hình chứng minh đưa được đáp án trước ngày thi, nhưng khẳng định nếu không đậu sẽ hoàn tiền 100%.

Còn tài khoản T.B báo giá học phí “bao đầu ra” VSTEP B1 cho sinh viên là 6,5 triệu đồng, học viên cao học là 7,5 triệu đồng. Với bằng B2, sinh viên là 9 triệu đồng còn học viên cao học là 10 triệu đồng. “Trung tâm sẽ ôn hình thức sát đề nhất và trọng tâm. Chỉ cần chăm chỉ chút xíu, học bài và nộp bài tập đầy đủ. B2 mà chỗ khác là 25 triệu đấy em à”, B. giới thiệu, cho hay nếu không đậu sẽ hoàn lại 80% học phí nhưng B1 thì “chắc chắn qua”.

Với điểm trung bình tiếng Anh học phổ thông ở Thái Nguyên đạt hơn 8,0, Trần Thu Hà chưa thực sự tự tin với vốn từ vựng, kĩ năng nghe và nói của mình khi đặt bút đăng ký xét tuyển vào ngành cử nhân Phân tích dữ liệu kinh doanh đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh ở Khoa Quốc tế - ĐHQGHN. Thế nhưng, khi được tin trúng tuyển, Hà vẫn quyết định sẽ nhập học ngành này, với mong muốn khi tốt nghiệp cô sẽ sở hữu một tấm “bằng kép” về cả kiến thức chuyên ngành và vốn tiếng Anh hiệu quả, để có cơ hội tìm việc làm tốt hơn.

Ở Việt Nam, hiện có hơn 20 trường áp dụng giảng dạy đại học bằng tiếng Anh trong nhiều lĩnh vực, ngành học khác nhau. Chỉ tiêu tuyển sinh các chương trình cử nhân bằng tiếng Anh trong năm 2019 của ĐHQGHN lên tới trên 2.700 sinh viên. Riêng tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, đã có hơn 700 sinh viên như Thu Hà nhập học các chương trình cử nhân đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh trong năm 2019, mức cao nhất từ trước đến nay.

Việc lựa chọn học đại học bằng tiếng Anh ngày càng nhiều khiến cho nhiều trường đại học Việt Nam bắt đầu áp dụng tuyển sinh đại học bằng cách kết hợp xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và điểm thi THPT quốc gia hoặc học bạ THPT từ năm 2019, mở đường cho xu hướng “du học tại chỗ” với đại học Việt ngày càng mạnh mẽ.

Hội thảo quốc tế “Sử dụng tiếng Anh như phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu: Cơ hội và thách thức tại các quốc gia Châu Á" thu hút được sự quan tâm của đông đảo giảng viên.

Mặc dù số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng lên mỗi năm, tỉ lệ các thí sinh đã đạt đủ trình độ tiếng Anh yêu cầu (tương đương IELTS 5.0 đến 6.0) ngay sau khi tốt nghiệp THPT chưa có sự gia tăng đột biến. “Tỉ lệ tân sinh viên vào thẳng các chương trình cử nhân đào tạo bằng tiếng Anh tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN thường ở mức dưới 10% tổng số thí sinh. Đại đa số thí sinh vẫn cần học dự bị tiếng Anh tại Khoa với vốn tiếng Anh han chế ở bậc phổ thông” – TS. Nguyễn Trung Hiển, Thư ký Hội đồng Tuyển sinh Khoa Quốc tế - ĐHQGHN cho biết. Đây dường như cũng là thực trạng chung tại các đơn vị đại học triển khai giảng dạy bằng tiếng Anh.

Nhưng ngay cả câu chuyện học bổ sung tiếng Anh cũng không đơn giản. Theo ThS. Nguyễn Thị Tố Hoa, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Đào tạo dự bị Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, để đủ trình độ tiếng Anh theo học đại học bằng tiếng Anh trong khoảng thời gian đã định, các sinh viên cần phải rất nỗ lực. “Sau khi tốt nghiệp THPT, các em có trình độ tiếng Anh rất khác nhau, nên có em sẽ cần học bổ sung nhiều hơn em khác. Ở cùng một cấp độ, có sinh viên mạnh về kĩ năng này nhưng yếu hơn về kĩ năng khác.” - cô Hoa nói.

Giảng dạy bằng tiếng Anh còn đặt ra một bài toán khác về chất lượng giảng viên. Tại Hội thảo quốc tế “Moving Forward in EMI: Challenges and Prospects in Asian Countries” vừa tổ chức cuối tháng 8 tại ĐHQGHN, TS. Vũ Thị Thanh Nhã, Chủ nhiệm Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN cho biết: “Dùng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy không chỉ là sự thay đổi về ngôn ngữ mà là thay đổi toàn bộ quan điểm giảng dạy, kiểm tra đánh giá sinh viên. Nếu không đồng bộ thì việc giảng dạy của giảng viên cũng gặp nhiều hạn chế”.

Đối với Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, chìa khóa để giải những vấn đề trên chính là quốc tế hóa qua việc tăng cường thu hút sinh viên và giảng viên quốc tế đến học tập và làm việc tại Khoa. Đặc biệt, để củng cố chất lượng giảng dạy, bên cạnh tăng cường thu hút giảng viên quốc tế chất lượng cao từ các trường đại học đối tác và ở Việt Nam, từ năm 2016, Khoa Quốc tế cũng là đơn vị tiên phong và đầu tiên trong ĐHQGHN triển khai chương trình thu hút học giả,trong đó nhiều giáo sư ở nước ngoài tham gia vào công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Khoa.

Giải pháp tăng cường giao lưu sinh viên quốc tế cũng được chú trọng và đẩy mạnh ở Khoa Quốc tế - ĐHQGHN và các đơn vị, mang lại không khí học tập, giao lưu trao đổi quốc tế sôi động trong sinh viên.

“Với việc tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh trong học tập và sinh hoạt, Khoa luôn đảm bảo được năng lực tiếng Anh của sinh viên để các em tự tin tiếp cận nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại”. - TS. Nguyễn Quang Thuận, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế - ĐHQGHN nói.

Tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ toàn cầu, vì thế, ngày càng có nhiều người quan tâm tới việc học tiếng Anh. Dạo gần đây, trên mạng rần rần chia sẻ phương pháp học tiếng Anh khi ngủ và được quảng cáo là hiệu quả 100%. Vậy học tiếng Anh khi ngủ có thực sự hiệu quả như lời đồn? Hãy cùng Anhle tìm hiểu thử nhé!